Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 26 tháng 10 năm 2024  
Thứ ba, ngày 22 tháng 10 năm 2024 | 10:10

Sóc Trăng tăng cường công tác tuyên truyền tháo gỡ cảnh báo “thẻ vàng”

Cùng với cả nước, Sóc Trăng nỗ lực thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), thực hiện mục tiêu gỡ “thẻ vàng” của Ủy Ban châu Âu đối với thủy sản Việt Nam trong năm 2024.

Ba năm gần đây, tỉnh Sóc Trăng không có tàu cá vi phạm IUU.

Tỉnh Sóc Trăng có 72km bờ biển với trên 800 tàu thuyền đăng ký với công suất 208.163 CV. Sản lượng khai thác biển hằng năm đạt khoảng 60.000 tấn. Có khoảng 5.630 lao động khai thác thủy sản trực tiếp trên biển. 

Thông tin từ Chi cục Thủy sản Sóc Trăng, toàn tỉnh có 1.065 tàu cá nhưng chỉ có 344 tàu cá trên 15 mét (đây là loại tàu liên quan IUU); 100% tàu này đều lắp máy giám sát hành trình. Ngành chức năng bố trí trực theo dõi quản lý hành trình hoạt động của tàu này 24/24h trên hệ thống quản lý tàu cá.

Chi cục Thủy sản, Ban Quản lý Cảng cá Trần Đề đã phối hợp với lực lượng biên phòng, các địa phương ven biển tổ chức triển khai hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác điện tử. Qua đó, đã hỗ trợ cho các chủ tàu, thuyền trưởng tải ứng dụng cài đặt và sử dụng phần mềm, đăng ký tài khoản cho các doanh nghiệp có chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác; xác nhận cho các  tàu cá yêu cầu xuất cảng, tàu cá cập cảng, cấp biên nhận bốc dỡ hàng thủy sản, giấy xác nhận nguồn gốc thủy sản…

Tha bà Quách Thị Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng, căn cứ Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản; Căn cứ Nghị quyết của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản, thời gian qua, Sở NN&PTNT đã tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo nhằm khắc phục đối với các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác IUU nhằm triển khai quyết liệt các biện pháp mạnh để đảm bảo chấm dứt hoàn toàn tình trạng tàu cá của tỉnh vi phạm vùng biển nước ngoài.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chống khai thác IUU; Phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng tổ chức 3 Phiên toàn giả định về các hành vi “Hủy hoại nguồn lợi thủy sản”, “Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép” tại huyện Cù Lao Dung, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu, có 440 người là ngư dân, cán bộ, đoàn viên, hội viên tại địa phương tham dự. Đồng thời, tại các phiên tòa, Sở NN&PTNT tham gia tọa đàm giải đáp những thắc mắc của ngư dân về các quy định của pháp luật đối với chống khai thác IUU. Trong thời gian tới, tiếp tục phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng tổ chức thêm các Phiên toàn giả định tại các địa bàn trong điểm để tuyên truyền trực tiếp đến ngư dân không vi phạm về khai thác IUU.  

Tiếp tục phối hợp với Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân quan tâm, triển khai Chương trình “Hải quân nhận đỡ đầu con ngư dân” và Chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”; phối hợp với Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh Sát Biển 4 tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam và các quy định về chống khai thác IUU. Qua đó Chương trình đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, vận động, hỗ trợ và giúp đỡ bà con ngư dân khai thác thủy sản an toàn, đúng pháp luật, củng cố niềm tin cho ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển; vận động, ngăn chặn, xử lý, không để ngư dân khai thác hải sản trái với các qui định hiện hành; ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam đánh bắt hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Rà soát, thống kê toàn bộ số lượng tàu cá của địa phương, hoàn thành việc đăng ký, đăng kiểm, đánh dấu tàu cá, cấp giấy phép khai thác thủy sản, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS) theo quy định. Cập nhật 100% dữ liệu tàu cá vào Cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase). Lập danh sách các tàu cá không tham gia khai thác thủy sản và các tàu có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU, gửi các cơ quan chức năng, các Sở Nông nghiệp và PTNT ven biển để theo dõi, giám sát, quản lý. Kiểm tra, kiểm soát 100% tàu cá xuất, nhập bến tại Cảng cá, đồn/trạm biên phòng tuyến biển; đảm bảo thiết bị VMS hoạt động liên tục 24/24 giờ.

Thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa các tỉnh lân cận, để kiểm soát 100% tàu cá của tỉnh hoạt động trên địa bàn ngoài tỉnh. Thực hiện việc xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đúng quy định.

Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng, cho biết: Để phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, ngành Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chống khai thác IUU; rà soát, thống kê toàn bộ số lượng tàu cá của địa phương, hoàn thành việc đăng ký, đăng kiểm, đánh dấu tàu cá, cấp giấy phép khai thác thủy sản, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS) theo quy định. Cập nhật 100% dữ liệu tàu cá vào Cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase). Kiểm tra, kiểm soát 100% tàu cá xuất, nhập bến tại cảng cá, đồn, trạm biên phòng tuyến biển; đảm bảo thiết bị VMS hoạt động liên tục 24/24 giờ. Thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa các tỉnh lân cận để kiểm soát 100% tàu cá của tỉnh hoạt động trên địa bàn ngoài tỉnh, quy chế phối hợp với Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân…

Tại huyện Trần Đề, chính quyền đã chỉ đạo các địa phương phối hợp với lực lượng Biên phòng, Ban quản lý Cảng cá Trần Đề, thành lập tổ tuyên truyền đến tận nhà từng chủ tàu và ngư dân để thông tin kịp thời các chủ trương của Nhà nước trong công tác khai thác, đánh bắt thủy hải sản.

Phối hợp với Sở NN&PTNT các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang kiểm tra, giám sát chặc chẽ các tàu cá mua bán ra ngoài tỉnh nhưng chưa thực hiện đăng ký lại theo quy định.

Tuyên truyền, phổ biến cho ngư dân và các tổ chức, cá nhân có liên quan về các quy định pháp luật chống khai thác IUU; các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản; các quy định về thiết bị giám sát hành trình, đánh dấu nhận biết tàu cá, ghi và nộp nhật ký khai thác thủy sản theo quy định, các loại giấy tờ phải mang theo khi hoạt động trên biển; kịp thời phát hiện từ sớm, từ xa, ngăn chặn ngay trong bờ đối với tàu cá và ngư dân có ý định vi phạm, đặc biệt là khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Ông Quách Trường Xuân, chủ tàu cá thị trấn Trần Đề, chia sẻ: “Trước khi xuất bến, chúng tôi xuất trình đầy đủ các giấy tờ như đăng ký, đăng kiểm, cấp phép, đánh dấu tàu cá, bằng thuyền trưởng, máy trưởng, thẻ thuyền viên. Tôi luôn nhắc nhở tài công khi khai thác, chỉ khai thác vùng biển nước mình, không vi phạm vùng biển nước ngoài, trong quá trình khai thác phải chấp hành nghiêm các quy định về mở thiết bị giám sát tàu cá, ghi đầy đủ nhật ký khai thác, không vi phạm hành chính... để làm sao ngành thuỷ sản của mình được nhanh chóng gỡ được "thẻ vàng" để ngành thuỷ sản mình khai thác thuận lợi và phát triển”. 

Được biết, toàn huyện Trần Đề có 620 tàu thuyền đánh bắt thuỷ sản; trong đó, có 320 tàu đánh bắt xa bờ. Đến nay, tàu cá có chiều dài 15 m trở lên đều đã lắp đặt đầy đủ thiết bị giám sát hành trình và được cấp, đổi, gia hạn giấy phép khai thác thủy sản theo quy định. 

Ông Dương Thanh Ngân, Chủ tịch UBND thị trấn Trần Đề, cho biết: “Thị trấn Trần Đề có 410 tàu, trong đó có trên 300 tàu đánh bắt xa bờ. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND huyện Trần Đề về việc tuyên truyền cho ngư dân hiểu, tăng cường công tác phòng chống IUU, UBND thị trấn xây dựng kế hoạch, thành lập tổ tuyên truyền phối hợp với các đơn vị có liên quan như Phòng Nông nghiệp, Hải đội 2 Bộ đội Biên phòng đến tận nhà ngư dân, chủ tàu cá tuyên truyền các quy định về Luật Thuỷ sản, qua đó, giúp cho người dân hiểu và nhận thức đúng về hành vi khai thác vi phạm IUU theo quy định của luật pháp về khai thác thuỷ sản”.

Đồn Biên phòng Trung Bình, BĐBP tỉnh Sóc Trăng cũng chú trọng rà soát các tàu về công tác đăng ký, đăng kiểm, giấy phép khai thác, các thủ tục ra/vào, xuất/nhập cảng. Tăng cường công tác giám sát các tàu cá qua cảng để đảm bảo nhật ký khai thác rõ ràng, minh bạch về sản lượng khai thác. Xử lý nghiêm, triệt để theo quy định của pháp luật tàu cá không đủ điều kiện tham gia khai thác thủy sản; theo dõi, giám sát tàu cá hoạt động trên biển qua hệ thống giám sát tàu cá, nắm rõ và xử lý nghiêm từng trường hợp vi phạm quy định về mất kết nối VMS. Thường xuyên tổ chức kiểm tra đối với các khu vực, địa bàn mà đơn vị được giao quản lý để kịp thời nhắc nhở, xử lý khi phát hiện phương tiện có dấu hiệu vi phạm. Đồng thời, phối hợp cùng các cơ quan tiến hành rà soát, đến tận nhà để vận động chủ phương tiện và bà con ngư dân thực hiện ký cam kết không đánh bắt vi phạm vùng biển nước ngoài, chỉ hoạt động trong phạm vi ngư trường cho phép tại Việt Nam.

“Vừa kiểm soát, xử lý kịp thời ngay từ trong bờ và trên biển, kiên quyết ngăn chặn, chấm dứt tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Đồng thời, thực hiện cấu trúc lại nghề cá theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững. Qua đó, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho ngư dân, góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”, ông Huỳnh Ngọc Nhã nhấn mạnh. 

Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng Quách Thị Thanh Bình, công tác pháp phòng, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong thời gian 3 năm trở lại đây, tỉnh Sóc Trăng không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

Thời gian tới, ngành thủy sản Sóc Trăng sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Mặt khác, chú trọng rà soát các tàu về công tác đăng ký, đăng kiểm, giấy phép khai thác, các thủ tục ra/vào, xuất/nhập cảng. Tăng cường công tác giám sát các tàu cá qua cảng để đảm bảo nhật ký khai thác rõ ràng, minh bạch về sản lượng khai thác. Đồng thời, tiếp tục công tác thanh tra, kiểm tra để xử lý nghiêm các vi phạm, giúp bà con nâng cao nhận thức, nắm rõ các quy định về khai thác để tiến đến phát triển nghề khai thác thủy sản có trách nhiệm và bền vững, góp phần gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024.

 

Cao Xuân Lương
Ý kiến bạn đọc
  • Nhức nhối tình trạng mất trộm mãng cầu

    Nhức nhối tình trạng mất trộm mãng cầu

    Để có được một mùa mãng cầu bội thu, nhà nông phải tiêu tốn không ít thời gian, công sức, vốn đầu tư. Tuy nhiên, những năm gần đây, ở Tây Ninh xuất hiện tình trạng hái trộm trái mãng cầu với quy mô ngày càng lớn, khiến nhiều nhà vườn rất bức xúc nhưng chưa có cách ngăn chặn hiệu quả.

  • Quảng Ninh: Đấu tranh quyết liệt với nạn buôn lậu gia súc, gia cầm

    Quảng Ninh: Đấu tranh quyết liệt với nạn buôn lậu gia súc, gia cầm

    Các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đang triển khai nhiều biện pháp đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật và các sản phẩm từ động vật qua đường mòn, lối mở, cửa khẩu biên giới, không để hình thành “điểm nóng”.

  • Làm gì để hạn chế tình trạng nông sản bản địa bị giả mạo?

    Làm gì để hạn chế tình trạng nông sản bản địa bị giả mạo?

    Nông sản Đà Lạt đang bị giả mạo xuất xứ nhằm thu lợi bất chính đang là thực trạng nhức nhối. Mặc dù, các cơ quan chức năng đã tích cực phối hợp bảo vệ, nhưng trong mười năm qua vẫn tái diễn xâm phạm thương hiệu nông sản Đà Lạt, gian lận và lừa gạt người tiêu dùng bằng các hành vi, thủ đoạn tinh vi hơn của những cơ sở kinh doanh từ quy mô vừa, nhỏ đến quy mô lớn trên địa bàn.

  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top