Giá lúa tại Cần Thơ nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung đồng loạt tăng và chưa có dấu hiệu giảm. Bà con nông dân rất vui mừng.
Giá lúa tại Cần Thơ nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung đồng loạt tăng và chưa có dấu hiệu giảm. Bà con nông dân rất vui mừng.
Hiện nay, giá lúa đang ở mức cao, tăng từ 800 – 1.000 đồng/kg so với cùng kỳ. Cụ thể, giống lúa Jesmine dao động từ 6.500 – 6.700 đồng/kg; đối với giống OM khoảng 5.700 – 5.900 đồng/kg; giá lúa các loại còn lại cũng từ 5.500 – 5.600 đồng/kg.
Bà Nguyễn Thị Kiều, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ cho biết, với giá lúa cao như hiện nay, thành phố không đề xuất tạm trữ lúa gạo. Mặt khác, sản lượng lúa trong dân cũng không còn nhiều, bởi người dân đã bán hết để lấy vốn tái đầu tư cho vụ lúa Hè Thu.
Theo bà Kiều, do ảnh hưởng của sản lượng lúa năm nay giảm so với cùng kỳ năm trước nên giá lúa cũng tăng. Bên cạnh đó, có rất nhiều thông tin các nước xuất khẩu gạo cũng bị ảnh hưởng bởi hạn mặn nên nguồn cung về lúa gạo cũng giảm./.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Thời gian, trí tuệ, quyết định kịp thời, đúng lúc là yếu tố quyết định thành công. Vừa qua Tổng Bí thư nêu lãng phí thời gian, mà thời gian là tiền bạc, sao cứ để loay hoay mãi. Phân cấp mạnh ra, quy định trong luật cho rõ cái gì được làm và không được làm để người ta sáng tạo”
Hiện, các nhà vườn ở Tiền Giang đang bước vào thu hoạch sầu riêng nghịch vụ. Có thể do sản lượng năm nay đạt thấp nên giá bán liên tục tăng. Tại khu vực huyện Cai Lậy nhiều nhà đang bán với giá từ 185.000 - 200.000 đồng/kg (giống Monthong loại A), loại B từ 170.000 - 175.000 đồng/kg; sầu riêng Ri 6 loại A có giá từ 130.000 - 140.000 đồng/kg.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.