Các mô hình Nông nghiệp và sản xuất chế biến nông, thủy sản theo định hướng kinh tế xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long” là một trong 03 chủ đề của Tọa đàm “Kết nối - Vươn xa”, vừa diễn ra tại Đồng Tháp.
Phiên Tọa đàm do ông Nguyễn Văn Vũ Minh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp và ông Nguyễn Đình Mười - Phó Tổng Giám Đốc Tập đoàn Vina T&T chủ trì; bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV điều phối
Các chuyên gia, đại biểu đã cùng nhau thảo luận về bối cảnh, thách thức, cơ hội, gắn kết ý tưởng giữa các bên để định hình các sáng kiến, mô hình kinh doanh cụ thể nhằm thúc đẩy kinh tế xanh ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là thúc đẩy sản xuất chế biến nông, thủy sản theo định hướng kinh tế xanh.
Ông Guenther Reinhard Meyer chia sẻ tham luận tại phiên tọa đàm
Theo đó, ông Guenther Reinhard Meyer - Quản lý dự án VN-ADAPT, Tổ chức SNV Việt Nam đã trình bày tham luận về cơ hội, thách thức hiện hữu trong phát triển Nông nghiệp xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long và “không gian” cho các mô hình Đổi mới sáng tạo theo định hướng kinh tế xanh. Qua các trở ngại về sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ, năng suất và hiệu quả thấp; liên kết chuỗi giá trị yếu kém, thiếu thiết bị, cơ sở hạ tầng v.v., SNV Việt Nam đưa ra khuyến nghị về thích ứng và chống chịu với khí hậu thông qua nông nghiệp bền vững và tái sinh; giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất. Trong đó, nhấn mạnh đến một số nội dung về thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào tự nhiên trong nông nghiệp thông qua chuyển đổi khu vực tư nhân tại Việt Nam, chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, chuyển dịch đầu tư theo hướng chuyển đổi xanh v.v..
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Rynan Technology giới thiệu một số mô hình nông nghiệp xanh và gợi mở cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về thực hiện “chuyển đổi kép” trong nông nghiệp. Đây là quá trình tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào toàn bộ chuỗi giá trị nông sản với mục tiêu tăng cường hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới phát triển bền vững.
Các đại biểu chia sẻ tại phiên tọa đàm
Qua 02 nội dung tham luận của chuyên gia, bên cạnh chia sẻ các công nghệ, quy trình sản xuất theo hướng xanh, giảm phát thải, các đại biểu cho rằng, Đồng bằng sông Cửu Long đang có lợi thế rất lớn trong phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, bền vững. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu đó cần quan tâm các vấn đề như: Cơ sở logistics và vùng nguyên liệu; công nghệ, nhất là phát triển các phần mềm quản lý; nguồn nhân lực; các yếu tố phụ trợ; nguồn dữ liệu; sự đồng hành, cam kết và các chính sách hỗ trợ với các startup của chính quyền.
Làm nông nghiệp xanh thông qua giải quyết các phụ phẩm nông nghiệp để có các sản phẩm đổi mới sáng tạo; xây dựng vùng nguyên liệu để thu thập các phụ phẩm trong nông nghiệp, để sản xuất các sản phẩm phân bón hữu cơ đạt tiêu chuẩn; Nhà nước cần có sự hỗ trợ, trong đó có đặt hàng tại các Hợp tác xã sản xuất các sản phẩm theo hướng xanh; nâng cao nhận thức của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp xanh v.v. là những giải pháp được đề cập tại tọa đàm.
Ông Nguyễn Văn Vũ Minh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảm ơn các chuyên gia, tổ chức quốc tế, các địa phương đã có rất nhiều ý kiến đóng góp trong phiên tọa đàm. Qua đây, cho thấy sự quan tâm rất lớn của các cộng đồng, tổ chức quốc tế đối với các mô hình trong phát triển nông nghiêp theo hướng xanh, bền vững. Đối với các đề xuất, kiến nghị của đại biểu sẽ được Ban Tổ chức tổng hợp đầy đủ, để có báo cáo trong Phiên toàn thể Diễn đàn Khởi nghiệp ĐBSCL lần thứ 2 vào ngày 16/11.
Tại phiên tọa đàm, bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV giới thiệu Sáng kiến Mạng lưới Chuyển đổi xanh Mekong.
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng chính sách phải nhìn xa, trông rộng, nghĩ lớn, làm lớn, các chính sách phải "cởi trói" để sản xuất kinh doanh bung ra, phục vụ ưu tiên cao nhất là thúc đẩy tăng trưởng, từ đó tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và nâng cao vị thế đất nước.
Để bảo vệ sản xuất trong nước, xu hướng bảo hộ thương mại đã được áp dụng ở nhiều quốc gia và thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, xu hướng này ngày càng gia tăng trong những năm gần đây, tác động tiêu cực đến tự do hóa thương mại toàn cầu và đe dọa đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông sản Việt Nam.
Nhằm đưa ra giải pháp phát triển bền vững cây ăn quả, chiều 6/12, Cục Trồng trọt, Hội Làm vườn Việt Nam, Sở NN-PTNT tỉnh Hòa Bình và các đơn vị liên quan phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc”.