“Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm. Hồ sơ được Chính phủ chỉ đạo rà soát, tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo vận tải, tiềm lực cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai đầu tư”.
Chiều nay, 20/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận hội trường về Chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
Báo cáo giải trình các vấn đề đại biểu Quốc hội đặt ra, về sự cần thiết, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng khẳng định, dự án được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm; hồ sơ được Chính phủ chỉ đạo rà soát, tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo vận tải, tiềm lực cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai đầu tư.
Đồng thời, BCH Trung ương, Bộ Chính trị đã thảo luận rất kỹ về chủ trương đầu tư, các yếu tố, điều kiện để triển khai dự án.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng báo cáo trước Quốc hội
Cũng theo ông Nguyễn Văn Thắng, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã cho thấy sự phù hợp chiến lược, kế hoạch phát triển KTXH, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch mạng lưới đường sắt Việt Nam, các quy hoạch vùng… Riêng quy hoạch Thủ đô Hà Nội và TPHCM chưa được phê duyệt nhưng phương án hướng tuyến, vị trí ga đều đã được thống nhất tích hợp vào dự thảo quy hoạch.
Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ TN-MT xem xét điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, trong đó cập nhật dự kiến nhu cầu sử dụng đất cho dự án hơn 10.827 ha. Quy hoạch các địa phương cũng cập nhật hướng tuyên, công tình trên tuyến, nhu cầu quỹ đất.
Về phạm vi, theo quy hoạch, đường sắt tốc độ cao có điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và điểm cuối tại Thủ Thiêm (TPHCM). Tại phiên thảo luận, một số ý kiến băn khoăn tại sao không nghiên cứu đầu tư tới Cần Thơ thay vì dừng lại ở TPHCM để góp phần thúc đẩy sự phát triển khu vực ĐBSCL.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, đoạn tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn và TPHCM- Càn Thơ có 2 dự án riêng đang triển khai quyết liệt, nhất là dự án Hà Nội – Lạng Sơn đang dự kiến vay vốn để làm. Còn dự án TPHCM – Cần Thơ là đường sắt đủ tiêu chuẩn hỗn hợp chở cả người và hàng hóa; tốc độ thiết kế chở khách từ 160 – 200km/h, chở hàng hóa 120km/h. Riêng 2 đoạn tuyến này nhu cầu hàng hóa rất cao nên phải kết hợp chở hàng hóa và con người. Dự án TPHCM – Cần Thơ đã nghiên cứu báo cáo tiền khả thi, hiện dang thu xếp nguồn vốn.
Về công năng vận tải, vị bộ trưởng này cũng phân tích, đối với hàng hóa thì vận tải hiệu quả nhất là đường thủy nội địa và ven bờ, do chi phí thấp, thân thiện với môi trường, đặc biệt là phù hợp điều kiện nước ta có các khu kinh tế, đô thị tập trung ven biển. Vận tải hàng hóa bằng dường bộ có ưu thế đối với khoảng cách vận chuyển ngắn và sự tiện lợi khi giao nhận hàng. Do đó hành lang đường sắt Bắc Nam tập trung ưu tiên vận tải hành khách, phục vụ nhiệm vụ an ninh quốc phòng và có thể vận tải hàng hóa sau năm 2050 nêu thấy có nhu cầu tăng cao.
“Hiện nay theo tính toán đến 2050 thì 3 phương thức hiện có của chúng ta thừa sức vận tải hàng hóa: đường biển, đường bộ và đường sắt hiện hữu”, ông Thắng nhấn mạnh và dẫn số liệu nghiên cứu ở các nước có đặc điểm địa hình tương đồng như Nhật Bản, Trung Quốc cho thấy thị phần đường sắt chở hàng không cao và có xu hướng giảm.
Liên quan hướng tuyến nhà ga, ông cho biết hiện lựa chọn phương án ngắn nhất có thể, các ga bố trí tương đối phù hợp và sẽ nghiên cứu thấu đáo ý kiến đề xuất của đại biểu Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ GTVT cũng thông tin, kinh nghiệm ở các nước cho thấy đầu tư theo phương thức PPP là không khả thi, nhiều nước phải quốc hữu hóa hoặc nâng mức hỗ trợ lên rất cao và hiện nhà nước mua lại để vận hành, tư nhân chỉ tham gia vào đầu tư trung tâm thương mại, nhà ga trung tâm… Do đó, Chính phủ đề xuất đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công là phù hợp.
Ông cũng nhắc lại 7 lợi ích rất lớn về KTXH khi đầu tư dự án, còn riêng hiệu quả tài chính, trong những năm đầu Nhà nước phải bù đắp chi phí vận hành, bảo trì và số năm tối đa để hoàn vốn là hơn 33 năm. Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu, tính toán cụ thể trên phương án đầu tư, khai thác và đưa vào vận hành.
Quốc hội làm việc tại hội trường về Chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
Trước ý kiến Đại biểu Quốc hội về việc nên vay ODA hay vay trong nước để dân có lợi hơn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói: “Dự kiến vay tối đa 30%. Hiện chưa quyết định vay trong nước hay ODA. Quan trọng là hiệu quả, nếu vốn ODA lãi suất thấp và không ràng buộc điều kiện thì rất tốt, còn không chúng ta vay trong nước. Cái gì rẻ, không ràng buộc thì vay”.
Đề cập việc tổ chức thực hiện, ông nhấn mạnh các dự án lớn, quá tình triển khai có 2 khâu buộc phải thuê nước ngoài là tư vấn quản lý dự án và tư vấn giám sát, quyết định dự án có đủ điều kiện về tiến độ và đội vốn hay không, là “vấn đề cốt tử phải quan tâm”.
Bộ trưởng cũng cho rằng, vì dự án rất lớn nên để đảm bảo thực hiện tốt theo lộ trình, thậm chí rút ngắn thời gian thì cần các chính sách đặc thù.
“Đại biểu mong dự án làm càng sớm càng tốt thì Chính phủ, bộ và cá nhân tôi cũng rất mong. Nhưng với dự án lớn như thế này thì thời gian chuẩn bị là vô cùng quan trọng, vì nếu không đủ thời gian là nguy hiểm, gây hệ lụy như mấy tuyến đường sắt vừa qua chúng ta bị chậm” – ông Nguyễn Văn Thắng bày tỏ, đồng thời cho biết sẽ tiếp thu tối đa ý kiến xác đáng của đại biểu Quốc hội để phối hợp tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết trình Quốc hộ xem xét.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.