Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ ba, ngày 17 tháng 11 năm 2020 | 12:22

Sản xuất thịt gà dựa trên công nghệ in 3D sinh học

Chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh KFC cùng với những món gà rán “ngon trên từng ngón tay” không còn quá xa lạ đối với người dân trên toàn cầu.

Tuy nhiên, mới đây, KFC đã cho thấy những sự đột phá mới, một phần trong kế hoạch hướng đến các “nhà hàng của tương lai”.

 

t50a.jpg
Món gà viên Nugget trứ danh của KFC. 

 

Hiện KFC đang hợp tác với Công ty 3D Bioprinting Solutions của Nga để phát triển công nghệ sản xuất thịt gà trong phòng thí nghiệm. Theo đó, dựa trên sử dụng công nghệ in 3D sinh học, KFC kỳ vọng có thể đưa ra một dây chuyền có khả năng “in” món viên gà Nugget từ các tế bào của gà và nguyên liệu thực vật.

KFC sẽ cung cấp cho 3D Bioprinting Solutions các loại nguyên liệu như bột bánh và gia vị, với mong muốn tìm cách tái tạo những hương vị đặc trưng đã làm nên tên tuổi cho món gà viên Nugget của chuỗi nhà hàng này.

KFC trích dẫn một nghiên cứu của Tạp chí Công nghệ và Khoa học Môi trường Mỹ cho thấy, thịt gà viên Nugget được sản xuất theo công nghệ in sinh học sẽ thân thiện với môi trường hơn các loại thịt gà thông thường. Sản xuất thịt từ tế bào được cho là sẽ giảm thiểu khí thải nhà kính cũng như tiết kiệm nhiên liệu hơn so với những phương pháp chăn nuôi và giết mổ thông thường.

Nhà đồng sáng lập 3D Bioprinting Solutions, ông Yusef Khesuani, cho biết, công nghệ in 3D sinh học hiện đang được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp dược phẩm và đang dần bước sang thị trường sản xuất thực phẩm.

Theo ông Khesuani, việc tăng cường nghiên cứu và phát triển công nghệ này sẽ giúp con người có thể dễ dàng sản xuất các loại thịt bằng công nghệ in 3D. Ông Khesuani hy vọng sự hợp tác với KFC sẽ giúp thế giới sớm được trải nghiệm sản phẩm thịt nhân tạo đầu tiên sản xuất từ tế bào.

 

t50.jpg
Công nghệ in 3D sinh học ngày càng phổ biến trong ngành y học. (Ảnh Cellink).

 

KFC cho biết, sản phẩm gà viên Nugget in 3D sinh học nói trên sẽ bắt đầu bước vào quá trình thử nghiệm tại Nga vào mùa Thu năm nay. KFC khẳng định hiện trên thị trường chưa có phương pháp nào có khả năng tạo ra một sản phẩm thịt phức tạp từ tế bào của động vật như những gì hãng đang nghiên cứu.

Mặc dù vậy, KFC không nêu rõ công nghệ mà chuỗi nhà hàng đang thử nghiệm có gì khác biệt so với những công nghệ in 3D sinh học hiện này. Quan trọng hơn cả, hiện vẫn chưa rõ đến khi nào những “tín đồ” của món gà rán trên toàn thế giới mới được trải nghiệm sản phẩm đặc biệt này.

Dù phức tạp và tốn nhiều công sức nhưng công nghệ in 3D sinh học đang có những bước tiến đáng kể trong ngành y học. Mới đây, các nhà nguyên cứu tại Đại học UC Berkeley ở California (Mỹ) đã bắt đầu nghiên cứu công nghệ in 3D các cơ quan nội tạng của con người để phục vụ cho việc cấy ghép.

Tuy nhiên, giới chuyên gia tin rằng, sẽ phải mất nhiều thời gian nữa thì công nghệ in 3D sinh học mới có khả năng chế tạo ra được những cơ quan nội tạng đủ điều kiện để sử dụng cho bệnh nhân cần phẫu thuật cấy ghép.                                       

 

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
Tags
kfc
  • Hành trình đưa cam ruột đỏ về Điện Biên

    Hành trình đưa cam ruột đỏ về Điện Biên

    Về Điện Biên những ngày đầu tháng 3, chủ ý đi ngắm hoa ban trắng và tham quan vùng đất anh hùng, nhưng đi loanh quanh thế nào lại gặp nhân duyên, đó là bà chủ farm Nguyễn Thị Lan Hương, người sáng lập Cara Farm ở bản Bồ Hóng, xã Thanh Xương (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên).

  • Giám đốc HTX ở Hà Tĩnh “mê” làm nông nghiệp hữu cơ

    Giám đốc HTX ở Hà Tĩnh “mê” làm nông nghiệp hữu cơ

    Đến thăm HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Liên Nhật tại xã Thạch Hạ (TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) sau hơn 10 phút đi xe. Tại đây, chúng tôi gặp anh Nguyễn Hữu Quyền (SN 1983, xã Thạch Hạ) tay chân lấm đầy bùn đất đang sửa sang các hạng mục công trình, chuẩn bị cho vụ mùa mới.

  • Nuôi cá đặc sản trong bể lót bạt thu hàng tỷ đồng mỗi vụ

    Nuôi cá đặc sản trong bể lót bạt thu hàng tỷ đồng mỗi vụ

    Mô hình nuôi cá chạch lấu kết hợp với cá heo đuôi đỏ trong bể cá lót bạt đặt trong vườn xoài đã mang về hàng tỷ đồng mỗi vụ cho gia đình anh Nguyễn Chí Tâm ở phường 6 (Cao Lãnh - Đồng Tháp).

Top