Các trường hợp thương vong đầu tiên do siêu bão Hagibis gây ra ở Nhật Bản đã được ghi nhận. Đường sá tại thủ đô Tokyo và các tỉnh lân cận bị ngập nghiêm trọng, nhiều nhà bị bão phá hủy, san bằng...
Siêu bão Hagibis đã tàn phá nhiều khu vực ở miền trung Nhật Bản trong ngày 12-10, khiến 1 người thiệt mạng, thậm chí trước khi đổ bộ vào lúc 19h cùng ngày và buộc nhà chức trách nước này phát cảnh báo thiên tai cấp 5 (cấp cao nhất của Nhật Bản).
Theo Hãng tin AFP, hơn 7,3 triệu người ở miền trung và các vùng lân cận của Nhật Bản, tức tính cả vùng đại đô thị Tokyo, đã nhận được lời khuyên sơ tán khi các quan chức nước này tường thuật ngập lụt nghiêm trọng và vài trận lở đất, khiến ít nhất 3 người mất tích. Hơn 30 người bị thương, trong đó có 4 trường hợp nghiêm trọng.
Thậm chí trước khi chính thức đổ bộ, siêu bão Hagibis đã tàn phá nghiêm trọng nhiều khu vực: Nhà cửa bị xé toạc, xe nằm nghiêng ngã, cột điện sập, cây cối bị bật rễ, các con đường bị ngập lụt...
Bão Hagibis đã buộc hủy 2 trận đấu trong khuôn khổ Rugby World Cup, hoãn vòng phân hạng Grand Prix Nhật Bản và hủy tất cả chuyến bay ở khu vực thủ đô Tokyo.
Cơn bão được dự báo sẽ yếu dần, nhưng vẫn có sức gió lên tới 216 km/h. Tuy nhiên, chính tình trạng mưa như trút nước đã khiến Cơ quan khí tượng Nhật Bản (JMA) phát cảnh báo thiên tai cấp cao nhất cho Tokyo và những khu vực lân cận.
"Mưa lớn chưa từng thấy đã diễn ra ở nhiều thành phố, thị trấn, làng mạc nơi cảnh báo khẩn cấp được phát đi. Những thảm họa như ngập lụt và lở đất đã diễn ra. Điều quan trọng là cần có những hành động kịp thời để cứu mạng sống của các bạn" - Yasushi Kajiwara, người dự báo thời tiết của JMA, cho biết.
Dưới đây là chùm ảnh ghi lại cảnh tan hoang tại nhiều nơi trên đất nước Nhật Bản do siêu bão Hagibis gây ra.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…