Mắt bão Irma đã "gặm nhấm" quần đảo Turks and Caicos vào hôm 7/9, lắc mạnh các tòa nhà ở đây.
Siêu bão Iram được đánh giá là một trong các cơn bão mạnh nhất ở Đại Tây Dương trong một thập kỷ qua. Bão đã làm chết 14 người trên đường tiến về Florida (Mỹ).
Với sức gió tới 290km/h, cơn bão này đã làm đổ cây, san phẳng nhiều ngôi nhà và bệnh viện ở vùng Caribe trong những ngày gần đây.
Sức gió giảm xuống một chút vào hôm 7/9, xuống mức 282km/h. Nhưng đây vẫn là cơn bão cực kỳ nguy hiểm, ở mức độ 5 – mức cao nhất trong thang xếp loại của Trung tâm Bão nhiệt đới Quốc gia của Mỹ.
Bão Irma nằm cách quần đảo Turks và Caicos (ở vùng Caribe) 65km về phía nam. Dự kiến, bão sẽ gây ra những cơn sóng cao ở vùng biển quốc gia Bahamas vào cuối ngày 7/9 (giờ địa phương, tức gần trưa ngày 8/9, giờ Việt Nam). Sau đó bão sẽ di chuyển vào Cuba, rồi cày xới miền nam bang Florida (Mỹ) vào ngày 10/9 tới.
Giới chức toàn vùng Caribe đang khẩn trương sơ tán hàng chục hàng cư dân và khách du lịch trên đường tiến của bão.
Người dân nằm trên đường đi của bão Irma đã bị sốc mạnh về uy lực của bão này. Họ đồng thời phải chuẩn bị để đối mặt cơn bão khủng tiếp theo tên là Jose.
Virginia Clerveaux, Giám đốc Sở Quản lý Thiên tai và Tình trạng Khẩn cấp của quần đảo Turks và Caicos, cho biết đây là lần đầu tiên quần đảo này hứng chịu cơn bão mạnh ở cấp 5 đó. Bà cho biết, quần đảo sẽ hứng chịu ngập nặng do mưa lớn và nước biển dâng.
Một nhân chứng cho hay, mái nhà và tường của một ngôi nhà kiên cố ở đây đã rung mạnh khi bão gầm thét trên đảo Providenciales và gây ra hiện tượng giảm áp suất mà người dân có thể cảm thấy trong lồng ngực của họ./.
Theo Reuters/VOV
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…