Năm 2021, sản lượng nhãn tỉnh Sơn La đạt gần 113.000 tấn quả tươi. Để giảm áp lực lên khâu tiêu thụ, giữ được giá bán cho sản phẩm, tỉnh này đặt ra mục tiêu sơ chế, chế biến khoảng 80.000 tấn quả tươi thành long nhãn (tương đương 8.000 tấn long nhãn).
Sơn La hiện có trên 19.200ha nhãn (diện tích cho thu hoạch khoảng 12.000ha), tập trung tại các huyện như: Sông Mã, Mai Sơn, Yên Châu, Mường La...; sản lượng ước đạt khoảng gần 113.000 tấn. Trong đó, Sông Mã là huyện có diện tích nhãn lớn nhất của tỉnh với trên 7.200ha, sản lượng trên 55.800 tấn.
Đến nay, nhãn đã vào chính vụ, trong khi dịch Covid-19 đang bùng phát tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu thụ nội địa cũng như chế biến nhãn phục vụ cho xuất khẩu. Để giảm áp lực lên khâu tiêu thụ và giữ được giá bán cho sản phẩm nhãn, Sơn La đặt ra mục tiêu trong niên vụ 2021 sẽ đưa vào sơ chế, chế biến khoảng 80.000 tấn nhãn tươi vào làm long nhãn (tương đương với 8.000 tấn long nhãn).
Để hỗ trợ trong khâu bảo quản, chế biến các sản phẩm nông sản, UBND tỉnh Sơn La đã hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình đầu tư xây dựng kho bảo quản, Container bảo quản, lò sấy, máy móc thiết bị để sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm nhãn, xoài, mận, chanh leo và các loại rau trên địa bàn tỉnh.
Việc ban hành chính sách hỗ trợ đúng vào thời điểm bắt đầu vụ thu hoạch nhãn chính vụ có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo cho các hợp tác xã, doanh nghiệp và người dân vận dụng phù hợp điều kiện thực tiễn, vừa giải quyết được công ăn việc làm và tạo điều kiện cho chế biến, bảo quản, tiêu thụ quả nhãn tươi trong điều kiện phòng chống dịch.
Tính đến hết ngày 22/8/2021, Sơn La đã sấy được 4.437,6 tấn long nhãn, tương đương với 44.391 tấn nhãn tươi. Giá bán long nhãn dao động từ 125 - 130 nghìn đồng/kg.
Trước đó, Sở Công Thương tỉnh Sơn La đã xây dựng 02 phương án tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu sản phẩm nhãn.
Phương án 1, khi tình hình dịch bệnh Covid -19 diễn biến phức tạp, một số tỉnh, thành phố phải thực hiện giãn cách xã hội, Sơn La phấn đấu xuất khẩu 8.000 tấn nhãn với giá trị khoảng 25 triệu USD, cơ bản tiêu thụ sản phẩm với mức giá hợp lý, ổn định.
Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ tại thị trường trong nước với sản lượng lượng dự kiến đạt trên 33.800 tấn. Nhãn được tiêu thụ tại các chợ đầu mối, siêu thị, qua hệ thống các cửa hàng phân phối, bán lẻ. Ở phương án này, sản lượng nhãn quả tươi đưa vào chế biến ước đạt 57.580 tấn (tương đương 5.758 tấn long nhãn).
Phương án 2, khi dịch Covid -19 diễn biến phức tạp, phải giãn cách toàn xã hội, sẽ tập trung tiêu thụ sản phẩm nhãn tại thị trường trong nước tại các chợ đầu mối, siêu thị, qua hệ thống các cửa hàng phân phối, bán lẻ số lượng dự kiến đạt trên 19.180 tấn. Sản lượng nhãn đưa vào chế biến đạt lên tới 80.000 tấn (tương đương 8.000 tấn long nhãn).
Sơn La hiện có 24 kho lạnh với tổng quy mô đạt 3.652m³, có thể sử dụng để bảo quản sản phẩm nhãn, chuẩn bị nguyên liệu cho chế biến long nhãn; trên 2.270 cơ sở chế biến nhãn, tập trung ở các huyện Sông Mã, Mai Sơn, Yên Châu, Mường La. Tổng số lượng sản phẩm nhãn quả tươi đưa vào chế biến năm 2021 dự kiến đạt 60.200 tấn.
Việc tỉnh Sơn La đặt ra mục tiêu sơ chế, chế biến khoảng 80.000 tấn quả tươi thành long nhãn=, (tương đương 8.000 tấn long nhãn) rơi vào phương án 2 mà trước đó Sở Công Thương đã xây dựng.
Ngành công nghiệp và kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các dự án hạ tầng quy mô lớn và môi trường pháp lý thuận lợi. Sự chuyển đổi sang hướng sản xuất giá trị gia tăng cao, cùng với khả năng logistics và trung tâm dữ liệu mở rộng, đang nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.