Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 19 tháng 10 năm 2017 | 8:25

Tài liệu tập huấn về điểm mới của Quyết định 595/QĐ-BHXH

Trong đó, có một số nội dung nổi bật như sau:

KTNT - Báo Kinh tế nông thông tin đến quý bạn đọc về tài liệu tập huấn những điểm mới của Quyết định 595/QĐ-BHXH và quy trình cấp mã số BHXH được phát hành bởi cơ quan BHXH Thành phố Hà Nội ngày 02/10/2017. 

1. Đối tượng bắt đầu tham gia BHXH kể từ ngày 01/01/2018

- Từ ngày 01/01/2018, người làm việc theo HĐLĐ, HĐLV có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHTNLĐ, BNN

- Người LĐ là công dân nước ngoài làm việc tại VN có giấy phép LĐ, hoặc chứng chỉ hành nghề, hoặc giấy phép hành nghề của CQ có thẩm quyền cấp được tham gia BHXH bắt buộc.

(Khoản 1 Điều 124 và Khoản 2 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014)

2. Đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với một số trường hợp đặc biệt

- Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ,BNN theo từng HĐLĐ.

- Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian đi làm trước thời hạn phải đóng BHXH, BHYT, BHTN.

(Điểm c Khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH)

- Đối với trường hợp người lao động nghỉ việc không hưởng tiền lương, chấm dứt HĐLĐ, HĐLV đơn vị nộp hồ sơ báo giảm cho cơ quan BHXH từ ngày 01 phải đóng BHYT của tháng đó và các tháng báo giảm chậm. Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết tháng báo giảm.

3. Những trường hợp không phải đóng

- Người LĐ ký HĐLĐ nhưng đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ,BNN.

- HĐLĐ là người giúp việc gia đình không phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHTNLĐ,BNN.

- Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT và không tính là thời gian tham gia BHXH, BHTN.

- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng không phải đóng BHXH, BHTN được tính là thời gian đóng BHXH.

- Người lao động nghỉ việc không hưởng tiền lương từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không phải đóng BHXH, BHTN tháng đó.

4. Về tiền lương tháng đóng BHXH

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1, Điều 30 Thông tư 59/2015/TTBLĐTBXH và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TTBLĐTBXH.

Lưu ý: Tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.

5. Quy trình cấp thẻ BHYT, sổ BHXH theo mã số BHXH.

 

Mọi thông tin, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn: Hotline: 0888682979; 0888683779.

Email: [email protected]; [email protected]; [email protected]; [email protected]

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
Top