Nếu thế giới không hành động khẩn cấp, tới năm 2030, tình trạng biến đổi khí hậu có thể đẩy thêm 122 triệu người vào cảnh nghèo đói cùng cực, chủ yếu tập trung tại khu vực Đông Nam Á và châu Phi.
Trong một báo cáo hàng năm được công bố ngày 17/10, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) đã cảnh báo một viễn cảnh tồi tệ nhất do hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cộng đồng người dân phụ thuộc vào ngành nông nghiệp, trong khi tình hình bất ổn lương thực có thể xuất hiện ở mọi khu vực.
FAO kêu gọi thúc đẩy một sự "chuyển đổi trên diện rộng hệ thống thực phẩm và nông nghiệp" để có thể thích nghi với một thế giới đang ngày càng ấm lên.
Cũng theo báo cáo, lĩnh vực nông nghiệp không chỉ chịu tác động của tình trạng biến đổi khí hậu mà còn góp phần gây ra biến đổi khí hậu.
Do đó, FAO khuyến cáo các nước cần áp dụng các biện pháp "thông minh," như trồng các loại hoa màu chịu nhiệt và hấp thu nitơ tốt, hoặc tìm kiếm các cách thức hiệu quả hơn để bảo vệ nguồn nước, qua đó góp phần giảm thiểu tình trạng thiếu thốn lương thực cho hàng triệu người.
Báo cáo đồng thời kêu gọi các nước ký kết Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu nhanh chóng "biến những cam kết thành hành động", nhấn mạnh sự cấp thiết phải phát triển đất nước song hành với bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu./.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…