Chính phủ Thái Lan vừa thông báo kế hoạch giải phóng hoàn toàn khối lượng gạo hơn 13 triệu tấn hiện có trong các kho dự trữ quốc gia trong thời gian từ nay đến giữa năm 2017.
Nỗ lực đầu tiên để hiện thực hóa kế hoạch này là mục tiêu bán 2 triệu tấn gạo thông qua các thỏa thuận liên chính phủ (G2G) với Trung Quốc, Philippines và Indonesia.
Sau lần đấu thầu gạo chất lượng thấp gần đây nhất diễn ra vào đầu tháng 12/2015, số lượng gạo dự trữ hiện nay của Thái Lan hiện còn khoảng 13,7 triệu tấn. Do chương trình thu mua gạo của nông dân đã chấm dứt nên lượng gạo Thái Lan thu hoạch của vụ mùa mới sẽ không được dự trữ trong kho quốc gia.
Trong năm 2016, Chính phủ Thái Lan sẽ tập trung vào các chiến lược nhằm giải phóng lượng gạo dự trữ và thực hiện các chương trình sản xuất và tiếp thị gạo bền vững. Tổng khối lượng gạo dự kiến xuất khẩu trong cả năm 2016 sẽ ở mức 9 triệu tấn, so với 10 triệu tấn gạo xuất khẩu trong năm 2015.
Đón đầu xu hướng tăng lượng gạo nhập khẩu phục vụ Tết Nguyên đán 2016 của nhiều quốc gia châu Á, Chính phủ Thái Lan tiếp tục xúc tiến nhiều biện pháp giải phóng gạo tồn kho qua tất cả các kênh. Về các thỏa thuận liên chính phủ, Chính phủ Thái Lan đã ký hợp đồng bán gạo trị giá 33,4 tỷ bath (khoảng 929 triệu USD) với Chính phủ Trung Quốc. Ngoài ra, Philippines cũng bày tỏ ý định nhập khẩu thêm từ 300.000-400.000 tấn gạo để để bù đắp nguồn cung thiếu hụt do hạn hán và thiên tai kéo dài.
Mặt khác, Chính phủ Thái Lan cũng sẽ xem xét cung cấp các khoản vay lãi suất thấp đối với các nhà xuất khẩu gạo có kế hoạch tập trung vào các thị trường mới, đặc biệt tại khu vực châu Phi do việc chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường này còn gặp nhiều rủi ro.
Về đấu thầu trong nước, do số lượng gạo trong kho dự trữ quốc gia bao gồm cả gạo chất lượng cao và chất lượng thấp còn nhiều nên Chính phủ Thái Lan sẽ tiếp tục tổ chức nhiều đợt đấu thầu xuyên suốt năm 2016 nhằm giải phóng bớt lượng gạo tồn kho.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…