Báo Kinh tế nông thôn ngày 17/5/2013 đã phản ánh vụ lừa đảo tại Công ty Cổ phần chứng khoán Hòa Binh (gọi tắt là HBS- có trụ sở tại 34 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Sau khi báo xuất bản đã nhận được nhiều ý kiến trao đổi luận bàn của các chuyên gia pháp luật nhận định đây là tội phạm có tổ chức... >> Chủ tịch HĐQT Cty chứng khoán Hòa Bình: Làm giả hồ sơ và chữ kí để chiếm đoạt 14 tỉ đồng của cổ đông Toàn cảnh trò ảo thuật... Bà Hoàng Thị Xuân trú tại phường Phương Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội là chủ sở hữu của 960.000 cổ phiếu tại HBS bất ngờ phát hiện số tài sản này của mình bị biến mất khỏi tài khoản đã làm đơn tố cáo đến cơ quan pháp luật. Trong đơn bà Xuân tố cáo đích danh bà Nguyễn Thị Loan, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty HBS là chủ mưu chỉ đạo nhân viên dưới quyền làm giả hồ sơ, chữ kí lừa đảo chiếm đoạt số tiền trên 14 tỉ đồng. Qua kết quả xác minh bước đầu của cơ quan pháp luật đã có cơ sở khẳng định Hoàng Minh Đoàn (sinh năm 1980, đăng kí NKTT số 22, A30, ph
Biên bản làm việc giữa bà Xuân và Công ty HBS thừa nhận có việc |
Lộ rõ bàn tay đạo diễn...
Như tài liệu đã phân tích, Hoàng Minh Đoàn chỉ là thư kí của Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Nguyễn Thị Loan. Về nguyên tắc, thư kí phải thực hiện mệnh lệnh của cấp trên lãnh đạo trực tiếp chính là đương nhiên. Từ sự việc này cho thấy, hành vi vi phạm pháp luật của Đoàn nằm trong âm mưu của nhóm tội phạm có tổ chức, bởi lẽ Hoàng Minh Đoàn chỉ là kẻ thực hành trực tiếp trong nhóm tội phạm có tổ chức này căn cứ vào các yếu tố sau:
Thứ nhất, về nguyên tắc, Đoàn phải chấp hành mệnh lệnh của người đại diện theo pháp luật của Công ty là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc thì mới thực hiện trót lọt một loạt hành vi phạm tội đó là: làm giả hồ sơ để đưa cổ phần của bà Xuân lên lưu kí, giả mạo chữ kí để mở tài khoản giao dịch chứng khoán, để bán chứng khoán và rút tiền sau khi bán chứng khoán chuyển sang tài khoản của Nguyễn Hoàng Minh (cùng giao dịch tại Công ty chứng khoán Hòa Bình).
Thứ hai, sau khi hoàn thành việc chuyển nhượng số cổ phiếu này coi như được chuyển quyền sở hữu từ bà Xuân cho Nguyễn Hoàng Minh và đưa đi cầm cố tại ngân hàng với một số tiền lớn như đã nêu trên và như vậy, Ngân hàng BIDV đã vô tình nhận lấy tài sản thế chấp do phạm tội mà có. Để làm sáng tỏ vấn đề này rất càn phía ngân hàng phối hợp với cơ quan Điều tra làm rõ để bảo vệ uy tín cho ngân hàng và loại bỏ yếu tố tiếp tay cho tội phạm.
Thứ ba, toàn bộ hành vi của Hoàng Minh Đoàn từ lưu kí chứng khoán, mở tài khoản, bán chứng khoán, chuyển tiền bán chứng khoán sang tài khoản khác với thân phận là thư kí của Chủ tịch HĐQT nếu không được sự chỉ đạo của thủ trưởng có quyền cao nhất công ty là bà Nguyễn Thị Loan thì việc giao dịch chứng khoán này không thể thực hiện được bởi sự kiểm soát rất chặt chẽ từ chính hệ thống công nghệ thông tin, phòng môi giới, phòng kiểm soát nội bộ, phòng kế toán và nhất là với một người có trình độ Tiến sĩ kinh tế như bà Nguyễn Thị Loan lại có thâm niên làm quản lí rủi ro tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam thì liệu Đoàn có thực hiện trót lọt hành vi phạm tội của mình không?
Thứ tư, xét về động cơ phạm tội Hoàng Minh Đoàn không thực hiện các hành vi gian dối nêu trên để nhằm vụ lợi cá nhân mà chỉ là cấp dưới thừa hành lệnh của cấp trên trực tiếp là bà Nguyễn Thị Loan Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Đoàn chỉ đóng vai trò thực hành trong nhóm tội phạm có tổ chức này. Bởi lẽ, như trên chúng tôi đã nói, tuy rằng Đoàn đã thực hiện các hành vi gian dối nhưng không được hưởng lợi trong vụ án này vì theo các thông tin phóng viên Kinh tế nông thôn nắm được, sau khi thực hiện hành vi phạm tội, số cổ phiếu của bà Xuân đã được giả mạo bán kĩ thuật sang tài khoản của Nguyễn Hoàng Minh (cùng Công ty chứng khoán Hòa Bình). Số cổ phiếu này sau đó đương nhiên chuyển sang đứng tên quyền sở hữu của Nguyễn Hoàng Minh và mang đi cầm cố vay một số tiền lớn tại một ngân hàng. Như vậy, bản chất vấn đề ở đây đã rõ, nếu để cổ phiếu mang tên Hoàng Thị Xuân thì việc mang tài sản này đi cầm cố, thế chấp sẽ không thực hiện được nên người cầm đầu là Chủ tịch HĐQT HBS Nguyễn Thị Loan đã chỉ đạo cấp dưới của mình thực hiện các hành vi gian dối, giả mạo nêu trên nhằm chuyển hóa lượng cổ phiếu này “chuyển đổi quyền sở hữu” nhằm mục đích vừa chiếm đoạt, vừa đem cổ phiếu đi lừa ngân hàng để vay số tiền lớn
Xét về các yếu tố cấu thành tội phạm, thì đây là một hành vi tội phạm có tổ chức, núp dưới danh nghĩa hoạt động của Công ty chứng khoán. Hiện tại, Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án Hình sự về tội: Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 Bộ Luật Hình sự nhưng chưa khởi tố bị can. Chúng ta hãy chờ đợi để đưa những tên tội phạm trên thị trường chứng khoán Việt Nam ra trước pháp luật, cũng giống như Công ty chứng khoán SME, Công ty chứng khoán Tràng An cũng đã bị khởi tố và bắt giam người cầm đầu.
Từ những phân tích về các hành vi phạm tội nêu trên, xét một góc độ khác, theo quy định của pháp luật và của luật Doanh nghiệp thì người đại diện theo pháp luật phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tài sản trong phạm vi công ty mình quản lí để đảm bảo các quyền và nghĩa vụ mà luật quy định. Trong trường hợp này, Nguyễn Thị Loan là người đại diện theo pháp luật đã quản lí trong tay mình nhiều trăm tỉ đồng, lại để xảy ra hiện tượng lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của cổ đông tại công ty là điều không thể bỏ qua.
Chúng tôi cũng xin lưu ý rằng, tại Công ty chứng khoán Hòa Bình, ngoài vốn góp của các cá nhân còn có vốn góp của 3 Tổng Công ty Nhà nước, đó là: Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Phát triển nhà Hà Nội. Như vậy, hiện nay Công ty chứng khoán Hòa Bình với cách làm ăn quản lí tài sản của các cổ đông như trên liệu có bảo toàn được vốn và còn bao nhiêu vốn?
Theo nguồn tin riêng mà phóng viên báo Kinh tế nông thôn nắm bắt được, ngoài hoạt động trên thị trường chứng khoán. Bà Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc HBS đã thành lập hàng loạt công ty con, vay số lượng lớn tiền của các ngân hàng đi đầu tư vào các dự án bất động sản, hiệu quả kinh doanh đến nay như thế nào, tiền ngân hàng có trả được không. Câu hỏi này xin dành cho các ngân hàng cho vay tiền và Cơ quan điều tra. Riêng vụ chiếm đoạt 960.000 cổ phần của bà Hoàng Thị Xuân, ngoài vai trò chủ mưu chỉ đạo cấp dưới thực hiện thì bà Loan còn là đại diện theo pháp luật của Công ty chắc chắn không thể trốn tránh trách nhiệm hình sự do liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật trắng trợn chiếm đoạt số tiền quá lớn của nhà đầu tư.
Thiết nghĩ ngoài những vấn đề đã nêu trên thị trường chứng khoán Việt Nam cần loại bỏ những cá nhân có động cơ xấu len lỏi vào thị trường này, làm phương hại nghiêm trọng đến lòng tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính hiện nay.
Chúng tôi tiếp tục thông tin về vụ việc đến bạn đọc./.
Nhóm PV Điều tra |