Trên thị trường gạo đang xảy ra những nghịch lý mà mọi người không thể lý giải được, có nhiều thông tin cho thấy từ nay cuối năm 2020 thị trường sẽ rất tốt, giá lúa gạo vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao. Nhưng giá cao quá thì thị trường cũng khó mua khó bán.
Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng cho biết giá gạo trên thị trường lên rất cao, hiện công ty Việt Hưng đang bán ra gạo DT8 loại 5% tấm với giá khoảng 590 USD/tấn, cao hơn 30 USD/ tấn so với trước đây vài tuần.
Nguyên nhân giá gạo trên thị trường tăng cao là do thời gian gần đây thời tiết diễn biến bất lợi, tiến độ thu hoạch lúa của bà con nông dân bị chậm khiến lượng lúa gạo hàng hóa trên thị trường trở nên khan hiếm, trong khi đó khách hàng Philippines đang có nhu cầu nhập khẩu gạo. Chính vì vậy mà giá gạo được đẩy lên liên tục. Với giá lúa gạo cao như hiện nay chỉ có một số doanh nghiệp do kẹt các hợp đồng đến thời hạn giao hàng nên phải mua.
"Hiện nay khách hàng Philippines đang tiếp xúc với các doanh nghiệp Việt Nam để tìm mua gạo. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Philipines vẫn còn lượng quota cũ cũng đang đẩy mạnh mua gạo trở lại để thực hiện hết hạn ngạch của năm 2020. Và khi mua hết quota năm 2020 họ sẽ tiếp tục nhập khẩu gạo theo quota của năm 2021. Dự báo thị trường lúa gạo từ nay đến cuối năm và cả vụ Đông Xuân 2021 vẫn còn tốt. Mặc dú giá lúa gạo đang tăng nhưng giao dịch khá trầm lắng vì người mua đang tỏ thái độ "dè dặt" còn người bán thì cũng "nhìn trước ngó sau", ông Đôn cho hay.
Vẫn theo ông Đôn, trên thị trường gạo đang xảy ra những nghịch lý mà mọi người không thể lý giải được. Đó là, trước đây ngành nông nghiệp kêu gọi bà con nông dân giảm diện tích trồng lúa IR 50404, vì chất lượng gạo thấp bạc bụng, cứng cơm nên giá bán luôn thấp nhưng bây giờ loại gạo này trên thị trường đang hút hàng nên giá bán cao hơn gạo thơm OM 5451.
Cụ thể: gạo IR 50404 loại 5% tấm đang có giá 11.000 đồng/kg, giá xuất khẩu là 11.800 đồng/kg, tương đương 500 USD/tấn. Giá cao nhưng trên thị trường lại rất hiếm hàng trước tình hình này khách hàng tỏ ra thận trọng chưa ai muốn chốt đơn hàng!
"Gạo IR 50504 chủ yếu là mua bán nội địa và được Cục dự trữ Quốc gia thu mua để dự trữ, đối tượng khách hàng thứ hai là bên quân đội, họ mua gạo này để dùng các đơn vị chứ trên thị trường thì gạo IR 50404 rất khó bán do chất lượng gạo không cao, cứng cơm không được người tiêu dùng lựa chọn", ông Đôn nói.
Có nhiều thông tin cho thấy từ nay cuối năm 2020 thị trường sẽ rất tốt, giá lúa gạo vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao. Nhưng giá cao quá thì thị trường cũng khó mua khó bán. Đây sẽ là một bất lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo, nếu giá lúa gạo ở trong trạng thái phải mua, vừa bán sẽ dễ cho doanh nghiệp hơn, chính vì giá lúa gạo đang cao nên xảy ra yếu tố tâm lý là "người mua sợ giá sẽ sụt còn người bán thì sợ giá sẽ tăng thêm nữa".
Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Intimex Group cho biết thị trường lúa gạo đang rất sôi động và giá gạo của Việt Nam đang tăng cao, nguyên nhân là do doanh nghiệp đã ký bán nhiều hợp đồng đến thời điểm hàng giao, nhưng bây giờ nguồn cung trong nước đang cạn kiệt.
Bên cạnh đó, nhu cầu cũng đến từ các khách hàng Philippines, dù chưa cấp được quota năm 2021 nhưng nhiều doanh nghiệp Philippines vẫn tìm kiếm nguồn hàng chuẩn bị cho quota mới được dự kiến sẽ được thực hiện vào cuối tháng 11 hay đầu tháng 12/2020.
"Mang tâm trạng sợ thị trường Việt Nam hết hàng nên các doanh nghiệp Philippines tranh thủ mua gạo trước khi có quota năm mới nên đẩy giá gạo trên thị trường tăng cao. Giá gạo Việt Nam tăng chủ yếu đến từ khách hàng Philippines, nếu họ ngừng mua thì giá gạo sẽ đứng lại và thị trường sẽ bớt sôi động. Lâu nay, Intimex với chủ trương mua trước bán sau nhưng bây giờ tình hình mua hàng rất khó nên cuối cùng là mua đâu bán đó, bán xong rồi mới dám đi mua chứ không dám mua trước bán sau nữa!", ông Nam chia sẻ.
Do nhu cầu nhập khẩu gạo từ các nước tăng mạnh nên cả năm 2020, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn ở mức tốt hơn các năm trước, nhưng có khả năng lượng gạo xuất khẩu năm nay sẽ giảm so với năm 2019 khoảng vài phần trăm.
Lượng gạo sụt giảm không phải do diện tích sản xuất giảm mà do nguồn lúa của nông dân Việt Nam sống cập biên giới Campuchia sang đây thuê đất trồng lúa với sản lượng ước khoảng 1 - 1,5 triệu tấn/năm, và năm nay do dịch bệnh Covid-19 xảy ra, biên giới Việt Nam – Campuchia đóng cửa bà con không thể đưa lúa về Việt Nam được!
Xuất khẩu bưởi tươi gia tăng đột biến
Theo Thương vụ Việt Nam tại Nga, 8 tháng đầu năm 2020, tổng lượng rau quả xuất sang Nga đạt 36,4 triệu USD, tăng đến 82,4% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, mặt hàng bưởi tươi gia tăng số lượng xuất khẩu một cách đột biến.
Cụ thể, thống kê từ Cơ quan Hải quan Nga cho thấy trong 8 tháng đầu năm 2020, Nga nhập khẩu bưởi Việt Nam đạt 19 tấn, trị giá 71.000 USD, tăng 683,2% về lượng và tăng 355,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019, đồng thời lọt vào tốp 10 thị trường cung cấp bưởi nhiều nhất cho Nga.
Cục Xuất Nhập khẩu - Bộ Công Thương nhận định cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu bưởi Việt Nam sang thị trường Nga là rất lớn, do nhu cầu tiêu thụ trái cây nhiệt đới tại nước này ngày càng tăng. Nga là xứ lạnh, điều kiện khí hậu không thuận lợi nên dù diện tích lớn nhưng có ít đất canh tác.
"Trước đây, Trung Quốc là thị trường cung cấp bưởi lớn nhất cho Nga với khoảng 5.000 container hằng năm. Nhưng năm 2020, vì một số lý do, doanh nghiệp Nga đã chuyển sang nhập khẩu bưởi từ các nguồn cung khác như Thái Lan, Myanmar, Malaysia và Việt Nam. Do đó, nhập khẩu bưởi tươi của Nga từ Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2020 giảm 63,4% về lượng và giảm 62% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019" – Cục Xuất Nhập khẩu thông tin.
Dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,5 tỷ USD
Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2020 đạt 1,5 tỷ USD.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu thay đổi khi Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) vượt lên đứng đầu chiếm hơn 33%, tiếp theo là các thị trường Mỹ chiếm 16,6%, ASEAN gần 10%, EU hơn 9%...
Mặc dù xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã có mặt ở khắp các thị trường thế giới, nhưng trong 10 năm trở lại đây xuất khẩu còn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, trong khi đó Trung Quốc nhập khẩu cá tra của Việt Nam rồi lại xuất bán sang Nga và châu Âu.
Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, chia sẻ chúng ta đang bỏ một mặt trận xuất khẩu tốt, chọn mặt trận xuất khẩu thiếu bền vững. Thị trường thiếu bền vững khiến doanh nghiệp xuất khẩu không an tâm. Nếu chúng ta thiết lập thị trường tốt bằng cách xây dựng hình ảnh thương hiệu quốc gia cá tra, xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp, cấu trúc lại quy trình sản xuất canh tác, chế biến, cá tra sẽ xuất thẳng vào thị trường tiềm năng mà không cần qua trung gian.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang cho rằng ngành hàng cá tra đang có ba lợi thế gồm thị trường ngày càng mở rộng do xu hướng sử dụng thực phẩm trong và ngoài nước đang chuyển dịch từ thịt sang cá.
Trên 20 năm nuôi trồng, sản xuất cá giống, trình độ công nghệ chế biến cá tra phát triển mạnh nâng chỉ số năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu. Đặc biệt, nông dân đã làm chủ kỹ thuật nuôi nên không lo lắng vấn đề này ngay cả khi Ấn Độ, Trung Quốc và Bangladesh cũng ồ ạt nuôi cá tra.
“An Giang đã tổ chức các đoàn đi sang các nước nuôi cá tra để đánh giá năng lực cạnh tranh đối với cá tra Đồng bằng sông Cửu Long. So với Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh… chúng ta đang hơn họ 1,5 lần; cùng lắm diện tích nuôi cá tra của họ chỉ đáp ứng một phần tiêu thụ nội địa, nếu tham gia vào xuất khẩu cá tra, Việt Nam hơn họ rất nhiều từ chất lượng đến số lượng," ông Thư khẳng định.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang cũng cho rằng có hai trở ngại cho cá tra Việt Nam khi mối liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân chưa chặt chẽ dẫn đến có thời điểm chia sẽ lợi nhuận giữa doanh nghiệp cho nông dân chưa tốt. Có thời điểm nông dân chưa tạo niềm tin về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, liên kết, cung cấp đủ hàng hóa cho doanh nghiệp chế biến.
Theo đánh giá của Hiệp hội Cá tra Việt Nam, ngành nuôi cá tra cũng đang đối mặt với khó khăn do chất lượng giống ngày càng suy giảm khiến tỷ lệ hao hụt ở giai đoạn nuôi thương phẩm cao, hiệu quả sản xuất thấp. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm gia tăng bệnh dịch, khi nguồn nước các tỉnh đầu nguồn như An Giang, Đồng Tháp thấp, các tỉnh giáp biển bị xâm nhập mặn.
Các rào cản thương mại, kỹ thuật vẫn đang tiếp diễn; những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định mới của cơ quan thẩm quyền Trung Quốc, hay các quy định mới của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (Hiệp định EVFTA) của thị trường EU.
Ông Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, cho biết Hiệp định EVFTA sẽ là cơ hội để ngành thủy sản Việt Nam; trong đó có ngành hàng cá tra mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ như Ấn Độ, Thái Lan chưa có FTA (hiệp định thương mại tự do) với các đối tác khi cá tra thuế giảm 0% sau ba năm.
Để cá tra xuất khẩu vào thị trường khó tính như: châu Âu, Mỹ, Trung Đông…, An Giang đã hình thành vùng chuyên canh 600ha sử dụng công nghệ cao và đang triển khai thêm ba vùng chuyên canh khác./.
Ngành công nghiệp và kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các dự án hạ tầng quy mô lớn và môi trường pháp lý thuận lợi. Sự chuyển đổi sang hướng sản xuất giá trị gia tăng cao, cùng với khả năng logistics và trung tâm dữ liệu mở rộng, đang nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.