Reuters đưa tin, ngày 10/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông đang cân nhắc việc ký một sắc lệnh mới cấm nhập cư, nhằm vượt qua các rào cản pháp lý mà sắc lệnh đầu tiên vấp phải.
Bất chấp việc sắc lênh cấm nhập cư do ông đặt bút ký hôm 27/1 đã gặp hai thất bại liên tiếp ở cấp tòa án liên bang, Tổng thống Trump vẫn khẳng định, luật pháp đứng về phía ông.
Tổng thống Mỹ cho rằng, ông còn rất nhiều lựa chọn khác, bao gồm việc ký một sắc lệnh hoàn toàn mới và động thái này có thể sớm được đưa ra trong ngày 13 hoặc 14/2.
Trước đó, ngày 27/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh tạm thời cấm nhập cư với người đến từ 7 nước Hồi giáo gồm Iraq, Syria, Iran, Libya, Somalia, Sudan và Yemen trong 90 ngày, với người tị nạn trong 120 ngày và vô thời hạn với người tị nạn Syria.
Ngày 3/2, thẩm phán liên bang James Robart ở Seattle, Washington ra phán quyết đình chỉ sắc lệnh của Tổng thống Trump trên phạm vi cả nước, giúp người dân 7 quốc gia Hồi giáo có thể nhập cảnh bình thường.
Chính quyền Tổng thống Trump đệ đơn lên tòa phúc thẩm, đề nghị hoãn thi hành phán quyết của thẩm phán Robart. Ba thẩm phán liên bang Mỹ ngày 7/2 mở phiên tranh luận để lắng nghe ý kiến từ người đại diện hai bên và quyết định cuối cùng được đưa ra ngày 9/2 đã giữ nguyên phán quyết đình chỉ sắc lệnh của Tổng thống.
Ngay sau khi Tòa phúc thẩm khu vực 9 ở San Francisco, Mỹ ra quyết định dài 29 trang giữ nguyên phán quyết đình chỉ lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Mỹ đối với công dân 7 quốc gia Hồi giáo, ông Donald Trump đã viết dòng tweet trên trang cá nhân: “Hẹn gặp lại ở tòa án, an ninh của đất nước đang bị đe dọa”.
Tổng thống Trump tự tin cho rằng, chính quyền của ông chắc chắn sẽ giành chiến thắng cuối cùng trong vụ việc này.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…