Trong bối cảnh đối mặt với khủng hoảng lương thực quốc gia, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro kêu gọi người dân ở các đô thị toàn quốc trồng rau quả trên ban công và mái nhà nơi họ sinh sống.
Phong trào “Sứ mệnh Nông nghiệp Vĩ đại Venezuela” của chính phủ nước này đang khuyến khích cư dân sinh sống tại các đô thị khắp cả nước này trồng rau quả để bù đắp tình trạng thiếu hụt đã dẫn tới tình trạng bất ổn khi quốc gia thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) này đang trải qua khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.
Ông Nicolas Maduro kêu gọi người dân nước này tự canh để đảm bảo an ninh lương thực.
Theo số liệu thu thập đầu tiên về phong trào này, Chính phủ Venezuela cho hay trong ba tháng vừa qua, người dân nước này đã trồng và thu hoạch 273 tấn rau quả tại các khu vực đô thị. Số liệu này có vẻ thấp hơn mục tiêu 3.500 tấn đề ra cho năm nay song đã mang lại sự khích lệ cho những người tham gia phong trào.
Với phong trào trên, Venezuela đang nỗ lực theo bước của Cuba - quốc gia tiên phong trong xu hướng nông nghiệp bền vững trong thập niên 1990. Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) gọi thủ đô La Habana của Cuba là thành phố “xanh” nhất khu vực Mỹ Latinh.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…