Lời hứa hẹn về việc tái khởi động Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều của Tổng thống Mỹ liệu có “đầy triển vọng” như ông chia sẻ trên Twitter?
“Đối thoại tích cực”
Reuters dẫn dòng trạng thái mà Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ đêm 25/5 trong đó nhấn mạnh, Washington “đang tiến hành các cuộc đối thoại tích cực” với Bình Nhưỡng về khả năng nối lại việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều vào ngày 12/6 tới tại Singapore.
“Chúng tôi đang tiến hành các cuộc đối thoại tích cực về việc tái khởi động Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều và Hội nghị này nếu được tổ chức sẽ vẫn diễn ra tại Singapore vào ngày 12/6 và có thể kéo dài thêm nếu thấy cần thiết”, ông Trump viết trên Twitter cá nhân.
Trong khi đó, tạp chí Politico đưa tin, một nhóm tiền trạm gồm 30 quan chức Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ đã sẵn sàng đến Singapore vào cuối tuần này. Trước đó, theo Reuters, nhóm tiền trạm này có nhiệm vụ trao đổi về lịch trình và công tác hậu cần cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều với các quan chức Triều Tiên.
Các quan chức Mỹ cho biết, các nhân vật đáng chú ý trong nhóm tiền trạm là Phó Chánh Văn phòng Nhà Trắng Joseph Hagin và Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mira Ricardel.
Đáng chú ý, đây đã là tuyên bố thứ 3 liên quan đến Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều mà ông Trump đưa ra chỉ trong vòng vài ngày qua. Hơn thế, mỗi tuyên bố của Tổng thống Mỹ đều “đi ngược lại hoàn toàn” với những gì ông nói trước đó.
Ban đầu, ông Trump ra tuyên bố chính thức hủy Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều với lý do Triều Tiên “có những lời lẽ đe dọa không phù hợp” nhằm vào Mỹ. Tuy nhiên, sau khi Triều Tiên khẳng định luôn sẵn sàng đối thoại với Mỹ thì ông Trump lại đổi giọng và ca ngợi tuyên bố của Triều Tiên là “rất tuyệt vời”.
Mới đây nhất, sau khi chia sẻ đoạn Twitter đêm 25/5, phát biểu trước các phóng viên tại Nhà Trắng, ông Trump úp mở: “Chúng ta chờ xem điều gì sẽ xảy ra. Có thể vẫn là Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều vào ngày 12/6. Chúng ta đã trao đổi với Triều Tiên, họ rất muốn tiến hành cuộc găp Thượng đỉnh và chúng ta cũng vậy”.
Đe dọa trước khi đàm phán- “công thức thần diệu” của Trump?
Sau nhiều năm căng thẳng về chương trình hạt nhân Triều Tiên, mãi đến vài tháng gần đây, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump mới nhất trí tiến hành Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều. Tuy nhiên, ngay cả sau thời điểm đó, Mỹ và Triều Tiên vẫn liên tục “lời qua tiếng lại” với nhau.
Tổng thống Mỹ ngày 24/5 đã tuyên bố hủy cuộc gặp Mỹ-Triều sau khi Triều Tiên phản ứng với “những yêu sách đầy tính khiêu khích” của quan chức Mỹ, trong đó có việc đòi Triều Tiên đơn phương giải giáp vũ khí hạt nhân. Thứ trưởng Thứ nhất Bộ ngoại giao Triều Tiên Kim Kye-gwan cho rằng, phản ứng của Triều Tiên là cần thiết trước “những lời đe dọa” của Mỹ.
Ông Kim Kye-gwan lấy làm tiếc việc ông Trump hủy Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều và khẳng định, Triều Tiên luôn “mở cửa” trước những thiện chí muốn giải quyết vấn đề “thông qua bất kỳ biện pháp nào vào bất kỳ lúc nào”.
Thậm chí, nhân vật ngoại giao số 2 của Triều Tiên còn bày tỏ cảm kích về việc ông Trump đã “dám đưa ra một quyết định hết sức cứng rắn liên quan đến việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều”: “Chúng tôi từng hy vọng rằng, cái gọi là “công thức Trump” sẽ giúp xóa sạch mọi lo ngại của cả 2 bên và trở thành một biện pháp tốt để giải quyết mọi vấn đề”.
Để thể hiện thiện chí đàm phán của mình, Triều Tiên còn tiến hành phá hủy bãi thử hạt nhân duy nhất của nước này trong ngày 24/5 nhằm khẳng định cam kết dừng mọi hoạt động thử hạt nhân và tên lửa mà Triều Tiên đưa ra hồi tháng 4.
Các nhà ngoại giao Mỹ chạy đua với thời gian
Việc Tổng thống Trump quay trở lại với kế hoạch tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều khiến các nhà ngoại giao Mỹ bận rộn hơn bao giờ hết. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Katina Adams cho biết: “Tổng thống Trump từng tuyên bố với ông Kim Jong-un rằng, chỉ có đối thoại song phương là quan trọng. Nếu Triều Tiên thực sự thiện chí, chúng tôi muốn lắng nghe tiếng nói của họ ở cấp cao nhất”.
Trong khi đó, người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders tuyên bố, ông Trump không muốn cuộc gặp “chỉ mang ý nghĩa chính trị ngắn hạn”: “Ông ấy muốn đạt được một giải pháp thực sự lâu dài và nếu Triều Tiên sẵn sàng làm điều đó, chúng tôi sẵn sàng đàm phán với họ”./.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…