Lực lượng công an Trung Quốc đã phối hợp với các quốc gia khu vực Đông Nam Á truy bắt hàng ngàn nghi phạm lừa đảo qua mạng.
Trong chiến dịch "Kiếm mây" truy bắt các tội phạm lừa đảo, bỏ trốn từ tháng 6 đến nay, lực lượng công an Trung Quốc đã phối hợp với các quốc gia khu vực Đông Nam Á truy bắt hàng ngàn nghi phạm lừa đảo qua mạng. Đây là thông tin vừa được Bộ Công an Trung Quốc công bố hôm 25/12 tại cuộc họp báo tổ chức tại Bắc Kinh.
Ông Lưu Trung Nghĩa, Cục trưởng Cục điều tra hình sự Bộ Công an Trung Quốc. Ảnh: Cục điều tra hình sự Bộ Công an Trung Quốc. |
Bộ Công an Trung Quốc cho biết, nước này đã hợp tác với lực lượng cảnh sát các nước Đông Nam Á, như Việt Nam, Campuchia, Philippines và Lào..., triệt phá được 65 ổ nhóm tội phạm, bắt giữ 2.053 nghi phạm lừa đảo qua mạng và điện thoại.
Trong một chuyên án thực hiện tại khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Myanmar, công an Trung Quốc cũng bắt giữ được 2.462 nghi phạm lừa đảo qua mạng, ngăn chặn kịp thời 43.000 nghi phạm khác đang có ý định xuất nhập cảnh để tiến hành các vụ lừa đảo. Bên cạnh đó, cơ quan công an Trung Quốc đã chia làm 14 đợt, áp giải 2.553 nghi phạm lừa đảo qua mạng từ nước ngoài trở về.
Đây là một phần trong chiến dịch "Kiếm mây" được thực hiện từ hồi tháng 6 đến nay ở Trung Quốc. Ông Lưu Trung Nghĩa, Cục trưởng Cục điều tra hình sự Bộ Công an Trung Quốc cho biết: "Từ khi triển khai chiến dịch đến nay, số lượng các vụ án lừa đảo qua mạng và điện thoại trên cả nước Trung Quốc bị phá đã tăng lên rõ rệt với 118.000 vụ, tăng hơn cùng kỳ 62.7%. Số nghi phạm lừa đảo bị bắt trong cả nước cũng tăng mạnh với tổng cộng 99.000 người, tăng hơn cùng kỳ 135,6%”.
Cũng trong chiến dịch này, công an Trung Quốc đã triệt phá được nhiều mạng lưới phạm tội cực lớn chuyên cung cấp thẻ điện thoại và thẻ ngân hàng cho các ổ nhóm lừa đảo tại các nước Đông Nam Á.
Nhằm tiếp tục tăng cường trấn áp tội phạm, cơ quan công an Trung Quốc quyết định kéo dài chiến dịch "Kiếm mây" vốn chỉ thực hiện từ ngày 13/6 đến 31/10, tức trước, trong và sau dịp Quốc khánh, đến hết tháng 1/2020./.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…