Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc vừa đưa thêm 174 tỷ USD vào hệ thống tài chính để cứu nền kinh tế đang lao đao vì dịch bệnh do virus corona gây ra.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) vừa bơm 1.200 tỷ NDT (tương đương 174 tỷ USD) vào hệ thống tài chính để giải cứu nền kinh tế đang lao đao vì dịch bệnh do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
Trung Quốc đã nỗ lực giảm thiểu tác động của dịch nCoV. (Ảnh minh họa: Reuters) |
Chính quyền Trung Quốc đã cam kết sử dụng hàng loạt công cụ chính sách tiền tệ để đảm bảo thị trường tài chính ổn định và hỗ trợ các doanh nghiệp bị tác động bởi dịch virus viêm phổi bùng phát từ TP. Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.
Với khoản tiền được bơm thêm vào nền kinh tế, tổng lượng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng sẽ đạt khoảng 900 tỷ NDT, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Ước tính, khoảng 150 tỷ NDT (tương đương 22 tỷ USD) sẽ được phân bổ để hỗ trợ trực tiếp các hoạt động kinh tế. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng yêu cầu các tổ chức tài chính cung cấp nguồn lực tín dụng đầy đủ cho các bệnh viện và cơ quan y tế.
Các nhà quản lý tài chính Trung Quốc vẫn tự tin khẳng định tác động của dịch virus corona đối với nền kinh tế nước này sẽ chỉ giới hạn trong thời gian trước mắt. Tuy nhiên, giới phân tích quốc tế bi quan nhận định dịch bệnh sẽ khiến GDP Trung Quốc giảm ít nhất 2% trong quý I năm 2020.
Năm 2019, tăng trưởng GDP Trung Quốc sụt xuống 6,1%, mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua. Các nhà kinh tế quốc tế cảnh báo tăng trưởng GDP Trung Quốc có thể suy giảm sâu trong năm 2019 nếu dịch virus corona kéo dài.
Theo Reuters/VOV
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…