Chanh leo (chanh dây) là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao với lợi nhuận lên đến 350-400 triệu đồng/ha và nay Trung Quốc mở cửa cho loại quả này
Tại Diễn đàn trực tuyến "Tăng cường các giải pháp phát triển bền vững sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trái cây chủ lực phía Nam" do Tổ Điều hành Diễn đàn thông tin kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản (thuộc Bộ NN-PTNT) tổ chức ngày 8/6, ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, cho biết Trung Quốc vừa chấp thuận nhập khẩu chanh leo từ Việt Nam.
"Đối với quả sầu riêng, Việt Nam – Trung Quốc đang dự thảo nghị định thư, dự định sẽ ký kết trong năm nay. Với thị trường Mỹ, quả bưởi cũng đang hoàn tất các bước cuối cùng để được xuất khẩu còn thị trường Nhật thì chuẩn bị xuất khẩu quả nhãn bằng phương pháp xử lý lạnh" - ông Thiệt thông tin.
Ông Lê Văn Thiệt (đứng) phát biểu tại diễn đàn
Trao đổi riêng với phóng viên bên lề diễn đàn, ông Thiệt cho hay Trung Quốc chấp thuận nhập khẩu chanh leo vào tỉnh Quảng Đông (qua cửa khẩu 2 tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh) theo hình thức thí điểm.
Về điều kiện chung, chanh leo phải xuất phát từ vùng có mã số vùng trồng, có mã số đóng gói và bảo đảm không nhiễm dịch hại, đáp ứng an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu mặt hàng này cần liên hệ Cục Bảo vệ thực vật để đăng ký và được hướng dẫn. Đây là loại quả có tiềm năng lớn tại Trung Quốc, có thể mang lại giá trị xuất khẩu cao.
"Trung Quốc là thị trường nhập khẩu số 1 của trái cây Việt Nam và họ đang tăng cường kiểm tra trực tuyến đối với các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số, nhất là các mặt hàng như thanh long, xoài, dưa hấu,… và ghi nhận một vài trường hợp không đạt, nhất là các tiêu chí về kiểm soát Covid-19. Do đó, các vùng trồng, cơ sở đóng gói, doanh nghiệp và địa phương phải hết sức chú ý thực hiện đúng các quy định vì Trung Quốc sẽ chỉ thông báo trước 3-5 ngày. Khi phát hiện vi phạm, tùy mức độ có thể tạm ngưng nhập khẩu, ảnh hưởng đến tiêu thụ nông sản" – ông Thiệt nhấn mạnh.
Chanh leo (chanh dây) là loại quả mới nổi và đem lại hiệu quả kinh tế cao
Tại diễn đàn, ông Đoàn Ngọc Có, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lai, cho biết chanh leo là 1 trong 4 cây ăn quả chủ lực của tỉnh và có diện tích lớn nhất cả nước với 4.000 ha. Đây là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuận từ 350 – 400 triệu đồng/ha.
Theo Cục Trồng trọt, chanh leo nằm trong tốp 10 loại cây ăn quả có giá trị xuất khẩu cao nhất năm 2021. Năm 2022, sản lượng chanh leo ước tính 135.000 tấn, được trồng tập trung tại Gia Lai và Đắk Lắk.
Theo nld.com.vn
Ngành công nghiệp và kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các dự án hạ tầng quy mô lớn và môi trường pháp lý thuận lợi. Sự chuyển đổi sang hướng sản xuất giá trị gia tăng cao, cùng với khả năng logistics và trung tâm dữ liệu mở rộng, đang nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Phát triển nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân thu nhập thấp là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững. Trong bối cảnh việc triển khai các chương trình nhà ở xã hội trong thời gian qua còn nhiều vướng mắc, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) với trách nhiệm của NHTM Nhà nước, Ngân hàng vì cộng đồng đã tích cực đồng hành cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước triển khai các giải pháp tín dụng ưu đãi để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, góp phần hiện thực hóa mục tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội vào năm 2030.
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…