Hàng hóa trôi nổi khiến người tiêu dùng như lạc vào “ma trận”, khó phân biệt được hàng thật - hàng giả trong thời gian ngắn.
Điều này khiến nhiều người lo lắng và mất niềm tin vào thương hiệu; nhà sản xuất có khả năng bị sao chép thương hiệu cao, ảnh hưởng đến uy tín và sức tiêu thụ của sản phẩm.
Cùng với kiểm định, truy xuất nguồn gốc là “chìa khóa” giúp nông sản Việt được “nâng cấp” đủ điều kiện xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường tiêu chuẩn chất lượng cao.
Tăng khả năng cạnh tranh
Việc biết rõ nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm là điều mà bất kỳ người tiêu dùng nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, báo cáo Logistics 2019 do Bộ Công Thương thực hiện dẫn kết quả khảo sát người tiêu dùng cho biết 49% người tiêu dùng quan tâm đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm, 47% cho biết muốn tra cứu nhưng không có đủ thông tin, 74,8% cho rằng rất khó để truy xuất nguồn gốc hàng hóa.
Việc áp dụng công nghệ vào các khâu trong quy trình quản lý chuỗi cung ứng mở ra cánh cửa lưu giữ các thông tin chi tiết về sản phẩm: sử dụng nguyên liệu chính từ đâu, quá trình hình thành sản phẩm đã qua các công đoạn nào, công đoạn đó liên quan đến các đối tác nào?…
“Từ trước đến nay mọi người làm truy xuất nguồn gốc theo phương pháp ghi chép bằng tay, việc này chỉ thể hiện được thông tin của trang trại hoặc doanh nghiệp đó chứ chưa thể hiện cả quá trình sản xuất của họ”, bà Đặng Thị Phương Ninh, Giám đốc điều hành Công ty Phát triển Kinh tế Duyên hải (Cofidec) nói.
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, sự cạnh tranh không chỉ xuất hiện khi hàng hóa Việt Nam đi ra thế giới mà còn ở ngay thị trường trong nước, khi hàng hóa thế giới vào Việt Nam. Việc đảm bảo hàng hóa có chất lượng tốt là điều rất quan trọng cho khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đảm bảo cơ sở cho niềm tin của người tiêu dùng. Để đảm bảo an toàn chất lượng hàng hóa trên toàn cầu, một biện pháp quản lý kỹ thuật đã được chọn và áp dụng rộng rãi, đó là truy xuất nguồn gốc với hệ thống minh bạch thông tin về quá trình hàng hóa từ sản xuất cho đến khi tới tay người tiêu thụ.
Nhiều doanh nghiệp đã hướng đến sản xuất thực phẩm đạt các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, ASC, HACCP…, nhưng như vậy vẫn chưa đủ nghiêm ngặt cho chuẩn mực chất lượng. Người tiêu dùng cần có sự minh bạch hơn về quy trình, nguồn gốc sản phẩm, tức họ cần có thông tin truy xuất nguồn gốc tại tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, để biết liệu đơn vị cung cấp sản phẩm có nỗ lực tối đa trong vấn đề đảm bảo chất lượng sản phẩm hay không; sản phẩm có được kiểm soát chất lượng một cách nghiêm túc trong toàn bộ chuỗi cung ứng hay không?
Do vậy, truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang trở thành xu thế tất yếu và là yêu cầu bắt buộc, cho phép người tiêu dùng có đầy đủ thông tin ngược dòng, từ sản phẩm cuối cùng về nơi sản xuất ban đầu, rà soát từng công đoạn trong chế biến và phân phối.
Với doanh nghiệp, truy xuất nguồn gốc là bước đầu tạo sự tin tưởng nơi khách hàng, bày tỏ thiện chí minh bạch mọi thông tin về sản phẩm. Về phía người tiêu dùng, đây là giải pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm hiệu quả, nhanh gọn. Khi chủ động truy xuất bằng chính mã vạch trên mỗi sản phẩm thông qua hệ thống thông tin hiện đại, người tiêu dùng yên tâm mua sắm, còn nhà bán lẻ dễ kiểm soát rủi ro phát sinh khi theo dõi và xác minh toàn bộ đường đi của hàng hóa.
“Nâng cấp” nông sản
Các thị trường phát triển rất chú trọng việc truy xuất nguồn gốc, đặc biệt trong ngành thực phẩm. Theo ông Bùi Huy Bình, Giám đốc điều hành TraceVerified, TraceVerified đưa thông tin minh bạch về thực phẩm của Việt Nam, là cầu nối thông tin giữa nhà sản xuất và người mua. Đây là hệ thống được xây dựng theo chuẩn mực quốc tế, dễ sử dụng với mọi đối tượng: người sản xuất nguyên liệu, nhà chế biến thực phẩm, nhà nhập khẩu, người tiêu dùng.
Hiện nay, việc truy xuất nguồn gốc cũng như mã số vùng trồng được các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây quan tâm, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Văn Hùng (ấp Hiệp Thành, xã Hoà Thạnh, huyện Châu Thành, Tây Ninh) cho biết, qua tìm hiểu thị trường, ông nhận thấy bơ Booth là cây ăn trái dễ trồng, ít tốn công chăm sóc lẫn chi phí đầu tư, lại mang về thu nhập lớn và ổn định cho hộ trồng. Nếu áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc, cây bơ sẽ cho năng suất cao vượt trội, cải thiện đời sống kinh tế của hộ trồng một cách đáng kể nhờ giá bơ bán ra ngoài thị trường trong nước cũng như ngoài nước rất cao.
“Từ khi bắt đầu trồng 4ha bơ Booth, tôi đã áp dụng sản xuất theo hướng sạch, đạt chứng nhận VietGAP, sản phẩm làm ra có tem truy xuất nguồn gốc để giá bán cao hơn. Vui nhất là cái cảm giác khi người tiêu dùng cầm chiếc điện thoại quét qua tem QR là hiện lên thông tin về nguồn gốc quả bơ của mình làm ra”, ông Hùng chia sẻ.
Nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, ông Nguyễn Văn Sol đã áp dụng tem truy xuất nguồn gốc trên trái na Hoàng hậu, với diện tích 10 ha, tại ấp 7, xã Suối Dây (Tân Châu - Tây Ninh). Theo ông Sol, năng suất của na Hoàng hậu khoảng 4 tấn/ha.
Chính vì vậy, việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm này không phải dễ dàng khi người trồng áp dụng phương thức truyền thống. “Nếu không tạo được niềm tin cho người tiêu dùng thì xem như sản phẩm mình làm ra đã thua trên thị trường trong nước, chứ đừng nói đến xuất khẩu”, ông Sol nói.
Để khẳng định vị thế sản phẩm na Hoàng hậu trên thị trường, điều đầu tiên là người trồng phải áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đăng ký chứng nhận VietGAP và áp dụng truy xuất nguồn gốc cũng như mã vùng cho sản phẩm.
Ông Sol cho biết: “Đã qua cái thời làm ra nông sản nào cũng bán được và nông dân chỉ quan tâm tăng năng suất để thu lợi nhuận cao. Bây giờ bà con phải thực hiện truy xuất nguồn gốc và chứng nhận bảo đảm về chất lượng sản phẩm thì mới xuất khẩu được sang thị trường khó tính. Đồng thời, nông dân cần hiểu rõ về nhu cầu, yêu cầu của thị trường để điều chỉnh sản xuất cho phù hợp”.
Ông Nguyễn Văn Hoà (ấp Trường Xuân, xã Trường Hoà (thị xã Hoà Thành, Tây Ninh) cho biết, thời gian qua, trái nhãn gặp nhiều khó khăn và đầu ra không ổn định. Với quyết tâm làm giàu từ cây nhãn, ông Hoà thay đổi phương thức sản xuất và bắt đầu áp dụng tem truy xuất nguồn gốc cho trái nhãn với diện tích canh tác gần 2ha.
Theo ông Hoà, sử dụng tem truy xuất nguồn gốc làm chi phí sản xuất tăng thêm (400-500 đồng/tem). Tuy nhiên, đây là giải pháp hữu hiệu để xác nhận trái nhãn mình làm ra và mạnh dạn khẳng định chất lượng, độ an toàn của sản phẩm.
Lợi ích của việc áp dụng truy xuất nguồn gốc trên cây ăn trái là góp phần khẳng định thương hiệu sản phẩm mình làm ra, mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, không ít nhà vườn vẫn còn khá lơ là về vấn đề này.
Nhiều nông dân có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, đã từng tham gia vào thị trường xuất khẩu, vẫn có tâm lý chờ hỗ trợ mới triển khai chương trình này. Trong khi đó, hiện nay, thị trường ngày càng yêu cầu cao hơn về chất lượng, đòi hỏi các sản phẩm phải có truy xuất nguồn gốc.
Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hình thức liên kết, sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với chế biến, xây dựng nhãn hiệu hàng hoá, truy xuất nguồn gốc là việc làm cấp bách, có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị nông sản.
Để xây dựng được quy trình truy xuất nguồn gốc đối với nông sản, đòi hỏi người sản xuất phải có giải pháp đồng bộ từ khâu tích tụ ruộng đất (vùng nguyên liệu) đến quy trình sản xuất, chế biến phải thống nhất; giống, vốn đầu tư, kỹ thuật canh tác, thu hoạch, bảo quản, quản lý theo kế hoạch, minh bạch, rõ ràng.
Ngành công nghiệp và kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các dự án hạ tầng quy mô lớn và môi trường pháp lý thuận lợi. Sự chuyển đổi sang hướng sản xuất giá trị gia tăng cao, cùng với khả năng logistics và trung tâm dữ liệu mở rộng, đang nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Phát triển nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân thu nhập thấp là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững. Trong bối cảnh việc triển khai các chương trình nhà ở xã hội trong thời gian qua còn nhiều vướng mắc, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) với trách nhiệm của NHTM Nhà nước, Ngân hàng vì cộng đồng đã tích cực đồng hành cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước triển khai các giải pháp tín dụng ưu đãi để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, góp phần hiện thực hóa mục tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội vào năm 2030.
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…