Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 15 tháng 7 năm 2021 | 15:27

Vải thiều Bắc Giang tạo “kỳ tích” trong đại dịch Covid-19: Nhiều bài học quý

Là tâm dịch Covid-19 của cả nước, gần 216.000 tấn vải thiều Bắc Giang đối diện với khó khăn về đầu ra.

Tuy nhiên, được sự quan tâm của Chính phủ, bộ ngành, địa phương, đoàn thể cả nước; sự chủ động, linh hoạt của chính quyền địa phương, ngành chức năng, nhà vườn, vụ vải thiều đã tạo nên “kỳ tích” khi doanh thu từ vải và các dịch vụ phụ trợ đạt khoảng 6.830 tỷ đồng.

 

t12.jpg
Năm 2021, quả vải thiều Bắc Giang được xuất khẩu chính ngạch vào nhiều thị trường khó tính.

 

“Kỳ tích” đáng nể

Năm 2021, tổng sản lượng vải thiều của Bắc Giang đạt gần 216.000 tấn. Đây là mùa vải có sản lượng, chất lượng cao nhất trong những năm gần đây, xuất khẩu vào nhiều thị trường khó tính như: Nhật Bản, Mỹ, EU... Doanh thu đạt gần 7.000 tỷ đồng. Qua đây thấy rõ hiệu quả của sự chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo, lãnh đạo của chính quyền các cấp, người dân, doanh nghiệp, HTX.

Từ rất sớm, Bắc Giang đã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất vải thiều bảo đảm an toàn dịch bệnh, tập trung chỉ đạo khâu sản xuất, nâng cao chất lượng, xây dựng mã vùng trồng, hướng đến sản phẩm có chất lượng cao, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ.

Lập các tổ chốt, trạm tại các tuyến đường, cửa ngõ ra vào vùng vải để kiểm soát công tác phòng, chống dịch. Tuyên truyền, vận động người trồng vải không ra khỏi địa bàn, tập trung cho công tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ vải thiều. Ngành nông nghiệp hướng dẫn các huyện lập hồ sơ xác nhận sản xuất an toàn dịch Covid-19.

Từ đầu tháng 4/2021, Bắc Giang đã xây dựng Kế hoạch xúc tiến tiêu thụ vải thiều, với các kịch bản, phương án tiêu thụ cụ thể và đã kích hoạt, điều hành hết sức linh hoạt việc thực hiện các kịch bản.

Chủ động khơi thông các thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt, tỉnh đã chú trọng đến thị trường trong nước, sớm kết nối với hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, hệ thống chợ đầu mối để thương thảo, ký kết biên bản ghi nhớ, hợp đồng bao tiêu sản phẩm tại các mã vùng trồng.

Năm nay, vải thiều Bắc Giang có bước tiến mới khi nhiều siêu thị, tập đoàn bán lẻ lớn như: Aeon, Mega Market, Lotte, Central Retail (GO! BigC), Vinmart, Vinmart+, Saigon Co.op… chung tay tiêu thụ

Cùng với đó, vải thiều còn được kết nối, tiêu thụ online qua mạng xã hội (Zalo, Facebook, Fanpage,…), đặc biệt là tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử lớn của Việt Nam (Sendo, Voso, Shope, Lazada, Tiki, Postmart) và trên sàn thương mại điện tử lớn của quốc tế như Alibaba, Amazon...

Với thị trường nước ngoài, tỉnh đã sớm kết nối với Tham tán thương mại tại các nước trên thế giới, tổ chức thành công Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại 30 điểm cầu trong nước và quốc tế. Qua đó, tăng cường quảng bá, khơi thông, mở rộng một số thị trường tiêu thụ như: Nhật Bản, Úc, khu vực Trung Đông, EU, Đông Nam Á, Hồng Kông - Ma Cao (Trung Quốc)…

Để lưu thông vải thiều được thuận lợi, Bắc Giang đã chủ động kiến nghị với Chính phủ chỉ đạo các địa phương tạo “làn xanh” cho vải thiều Bắc Giang khi có Giấy xác nhận an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Mặt khác, tỉnh còn đề nghị các cơ quan báo chí không dùng từ “giải cứu” mà thay bằng hỗ trợ tiêu thụ, đây là cách làm chủ động theo hướng tích cực.

Các huyện, xã trong tỉnh cũng chủ động xây dựng các phương án tiêu thụ. Điển hình như huyện Lục Ngạn, toàn bộ lực lượng lao động thu hái, đóng gói vải được lấy mẫu xét nghiệm nhanh Covid-19, lái xe được tiêm phòng vắc xin Covid-19...

 Những gia đình có vải chín đăng ký với xã để xã giám sát đảm bảo khu đó vải an toàn dịch bệnh. Điểm thu mua, đóng gói, các lô hàng vận chuyển đi được phun thuốc khử khuẩn, huyện sẽ cấp giấy xác nhận lô hàng vải thiều đó an toàn dịch bệnh Covid-19. Để giảm tải cho việc tiêu thụ quả tươi, người trồng đã xây mới gần 2.000 lò sấy, nâng tổng số lò sấy hoạt động lên 3.219 lò.

Chất lượng - yếu tố “sống còn” tạo thành công

Từ thành công mùa vụ vải thiều năm 2021, trong bối cảnh hết sức khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, đã giúp Bắc Giang có thêm kinh nghiệm cho tiêu thụ vải thiều và các nông sản khác trong thời gian tới.

Vụ vải 2021, Bắc Giang đặc biệt coi trọng chất lượng, đây là yếu tố “sống còn”, duy trì chuỗi sản xuất đến tiêu thụ một cách bền vững. Do đó, cả hệ thống chính trị và người trồng vải đều thấm nhuần, thống nhất chung một ý chí, hành động; chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; chuyển từ số lượng sang chất lượng, giá trị cao.

Đi cùng với quá trình sản xuất, tỉnh đã làm tốt công tác dự báo thị trường; dự báo khó khăn, thách thức, từ đó chủ động xây dựng kế hoạch, đưa ra các kịch bản tiêu thụ cho từng loại nông sản và điều hành linh hoạt trong từng giai đoạn cụ thể để phân khúc thị trường một cách hợp lý, có như vậy mới có thể tiêu thụ tốt ở cả thị trường trong và ngoài nước.

Trong công tác tiêu thụ, thực hiện đa phương thức. Chú trọng đến thị trường gần 100 triệu dân trong nước (trên 60% sản lượng vải tiêu thụ trong nước). Cùng với đó, thực hiện đa phương thức trong việc bán hàng và khơi thông cả thị trường trong và ngoài nước; cũng như thực hiện bán hàng theo phương thức hiện đại trên nền tảng online, các kênh thương mại điện tử...

Chuẩn bị tốt các điều kiện hậu cần logistic, kho bãi, điện, nước, ngân hàng... phục vụ trong quá trình tiêu thụ. Đồng thời, tích cực hỗ trợ thủ tục hành chính, hướng dẫn lập hồ sơ an toàn Covid-19 cho các phương tiện vận chuyển vải và nông sản đi tiêu thụ.

Theo ông Phan Thế Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, mặc dù phải đối mặt với dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng do có sự chuẩn bị chu đáo nên việc tiêu thụ nông sản vẫn diễn ra thuận lợi.

Trong đó, tỉnh tận dụng có hiệu quả sự ủng hộ, hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương, các địa phương, các Hội, đoàn thể trong việc tạo hành lang pháp lý, tháo gỡ khó khăn, kết nối người dân và doanh nghiệp, thương nhân và các hệ thống phân phối trong và ngoài nước.

Đồng thời, địa phương đã linh hoạt, sáng tạo các hoạt động quảng bá, xúc tiến tiêu thụ, đẩy mạnh truyền thông qua các cơ quan báo chí. Hình thức xúc tiến tiêu thụ trực tuyến, trực tiếp phát huy hiệu quả, phù hợp với bối cảnh hạn chế đi lại của dịch bệnh.

Cũng theo ông Tuấn, tỉnh quan tâm chất lượng sản phẩm, sẽ tập trung tổ chức sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, quy trình sản xuất tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, chuẩn hoá tem nhãn, truy xuất nguồn gốc tạo ra sản phẩm vải thiều có chất lượng vượt trội. Đẩy mạnh hình thức thương mại điện tử, đây là kênh phân phối hiện đại, ngày càng phát triển hiệu quả, bền vững, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh.

 

Tính đến 1/7/2021, tỉnh Bắc Giang tiêu thụ 213.765 tấn vải (đạt 99,1%), trong đó, tiêu thụ trong nước đạt 139.257 tấn (gồm: hệ thống chợ đầu mối 32.277 tấn; siêu thị trung tâm thương mại 7.484 tấn; các sàn TMĐT 6.772 tấn; vải sấy khô 70.972 tấn; hệ thống bán buôn, bán lẻ khác 21.752 tấn), xuất khẩu 74.508 tấn. 

 

(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top