Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 18 tháng 8 năm 2019 | 20:21

Vẫn còn nhiều cơ sở sử dụng thịt hôi thối để chế biến

Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai qua kiểm tra cơ sở sản xuất giò chả ở ấp Nhân Hòa, xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom. Lực lượng chức năng phát hiện tại đây có 2 container chứa thịt heo, gà đã qua giết mổ, đựng trong các túi ni-lông bốc mùi hôi.

Tiếp tục kiểm tra khu vực xung quanh cơ sở, lực lượng chức năng phát hiện thêm hai tủ đông lạnh loại lớn cũng chứa thịt heo, gà. Ước tổng số thịt heo, gà tại cơ sở là hơn 40 tấn.
 
đồng-nai.jpg
Số thịt bốc mùi hôi thối từ 02 tủ đông lạnh lên đến 40 tấn bị thu giữ
Làm việc với cơ quan chức năng, bước đầu chủ cơ sở chỉ xuất trình được giấy phép kinh doanh hộ cá thể về sản xuất giò chả, nhưng không có các loại giấy tờ, hóa đơn để chứng minh nguồn gốc xuất xứ số thịt heo, gà nêu trên.
 
Trước đó, ngày 26/6, Đội QLTT số 3 - Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 huyện Trảng Bom cũng đã tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở giết mổ heo do ông Nguyễn Hữu Trung (ấp Trà Cổ, Xã Bình Minh, huyện Trảng Bom) làm chủ.
 
Tại đây, đoàn kiểm tra đã phát hiện ông Trung đang giết mổ 2 con heo với tổng trọng lượng 150 kg. Qua kiểm tra, chủ cơ sở không cung cấp được giấy tờ liên quan đến hoạt động giết mổ và nguồn gốc số heo trên.
 
Cất trữ số lượng lớn thịt heo, gà bốc mùi hôi thối không nằm ngoài mục đích để chế biến thành những sản phẩm thực phẩm khác để kiếm lời, đây là một hành vi vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người tiêu dùng.
 
Việc cất trữ những sản phẩm thịt không rõ nguồn gốc xuất xứ này cũng có thể là thịt đã mách bệnh mà người chăn nuôi không đem tiêu hủy để bán kiếm lời, các chủ cơ sở kinh doanh chế biến thực phẩm đã không coi trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng, chỉ vì lợi ích trước mắt mà quên đi trách nhiệm của mình đối với sự an toàn sức khỏe của cộng đồng, chính vì vậy các cơ quan chức năng cần phải xử lý thật nghiêm minh các chủ cơ sở kinh doanh thịt vi phạm này.
 
Kiểm soát rượu từ nơi sản xuất
 
Rất nhiều năm qua, việc quản lý rượu thủ công của các ngành chức năng vẫn chưa đạt được yêu cầu thực tế, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Bộ Y tế và Bộ Công Thương để làm tốt hơn công tác kiểm soát rượu ngay từ nơi sản xuất
 
5755_ytbai_dyyi.jpg
Các lực lượng chức năng đang kiểm tra rượu ngoại
Số lượng rượu tự nấu thủ công, không rõ nguồn gốc chiếm khoảng 2/3 trên thị trường nhưng cơ quan chức năng khó kiểm soát được. Việc sử dụng rượu không bảo đảm ATVSTP ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dùng. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người dùng, bà Phạm Thị Vĩnh Hà - Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho rằng, bên cạnh sự phối hợp chặt giữa Bộ Y tế và Bộ Công Thương, cần hướng các hộ sản xuất rượu vào hiệp hội để sản xuất theo quy trình, quy chuẩn… mới có thể kiểm soát được.
 
Theo Báo cáo của Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2019, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã thu giữ 3.702 chai và 15.067 lít rượu. Các hành vi vi phạm chủ yếu về điều kiện an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng kém chất lượng… Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến uy tín, doanh thu của doanh nghiệp có thương hiệu mà còn gây thiệt hại lớn đến sức khỏe cho người tiêu dùng.
 
Thời gian tới, lực lượng quản lý thị trường phối hợp với cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm việc vận chuyển, kinh doanh thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc; trong đó, tập trung vào một số mặt hàng như rượu, hương liệu, chất phụ gia...; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh về tác hại của việc kinh doanh và sử dụng thực phẩm không bảo đảm ATVSTP.
 
Chợ kinh doanh thực phẩm an toàn ở Thanh Hóa
 
Để có được kết quả khả quan, lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa đã rút ra một số kinh nghiệm và giải pháp đẩy mạnh xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm. Theo đó, muốn xây dựng thành công chợ kinh doanh thực phẩm, cần có sự vào cuộc quyết tâm cao độ của cả hệ thống chính trị và sự phối hợp của các đơn vị quản lý, khai thác chợ, cũng như những hộ tiểu thương kinh doanh trong chợ. Việc tăng cường thông tin, tuyên truyền đến các cấp, ngành, đông đảo người dân và các đơn vị quản lý chợ về xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với quyền lợi của NTD; góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.
 
3339_ytbai_duoi.jpg
Thanh Hóa là tỉnh có nhiều chợ nhất trong cả nước
 
Xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm gắn với công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ là rất cần thiết. Tỉnh Thanh Hóa đã quyết tâm thực hiện và rất thành công trong việc chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ. Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã ban hành Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 19/3/2019 về tăng cường kiểm soát thực phẩm cung ứng từ ngoài tỉnh vào trong tỉnh đáp ứng các quy định về ATTP đến năm 2020, Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND ngày 12/11/2018 về Quy định tiêu chí, trình tự thủ tục, hồ sơ công nhận, công khai xã, phường, thị trấn an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh…
 
Tỉnh Thanh Hóa đã triển khai trên toàn bộ 635 xã, phường, thị trấn, với nội dung chủ yếu tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn đáp ứng các điều kiện về ATTP; các sản phẩm thực phẩm lưu thông trên địa bàn được kiểm soát về nguồn gốc xuất xứ.
 
 
 
Ngọc Thủy (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
Top