Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 28 tháng 5 năm 2018 | 8:50

Vì sao Tổng thống Trump lại “đổi giọng” về Thượng đỉnh Mỹ-Triều?

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khơi lại niềm hy vọng về cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều khi nói rằng thời gian và địa điểm cuộc gặp này sẽ không thay đổi.

Phát biểu với báo giới tại phòng Bầu Dục ngày 26/5, ông Trump nói rằng “Chúng tôi đang trông đợi cuộc gặp ở Singapore vào ngày 16/2. Điều đó sẽ không thay đổi”. Ông Trump khẳng định “có rất nhiều thiện chí” cho cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều và “rất nhiều người đang chuẩn bị cho cuộc gặp này. Mọi thứ đang diễn biến rất tốt đẹp”. Ông cũng bác bỏ thông tin cho rằng không còn đủ thời gian để tổ chức họp thượng đỉnh theo kế hoạch ban đầu.

 

vi sao ong trump lai doi giong ve thuong dinh my trieu hinh 1
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khơi lại niềm hy vọng về cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều khi nói rằng thời gian và địa điểm cuộc gặp này sẽ không thay đổi. Ảnh: AFP/Getty

 

Nhà Trắng cũng xác nhận, nhóm tiền trạm vẫn tới Singapore như kế hoạch ban đầu để chuẩn bị cho cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều có thể diễn ra tại đây.

Những tuyên bố này khiến hy vọng về cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều được làm sống lại sau những sóng gió do quyết định hủy họp của Tổng thống Donald Trump chỉ 2 ngày trước đó.

Bất ngờ “đổi giọng”

Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in có thông báo chính thức đầu tiên sau cuộc gặp bất ngờ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 26/5, nói rằng ông Kim Jong-un vẫn cam kết phi hạt nhân hóa.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã có cuộc gặp bất ngờ ở Khu phi quân sự bên phía Triều Tiên ngày 26/5, gần một tháng sau cuộc gặp Thượng đỉnh liên Triều lần trước cũng ở Khu phi quân sự nhưng bên phía Hàn Quốc.

Trong thông báo chính thức ngày 27/5, Tổng thống Moon Jae-in nói rằng, Nhà lãnh đạo Kim Jong-un “một lần nữa tuyên bố rằng Triều Tiên sẵn sàng phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên, bày tỏ mong muốn kết thúc đối đầu và chiến tranh, hợp tác vì hòa bình và thịnh vượng thông qua sự thành công của Thượng đỉnh Mỹ-Triều”.

Thông cáo của Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA ngày 27/5 cũng cho hay, “Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cám ơn Tổng thống Moon Jae-in vì những nỗ lực mở đường cho cuộc họp Thượng đỉnh Mỹ-Triều dự kiến diễn ra ngày 12/6, cũng như thể hiện quyết tâm tiến hành cuộc đối thoại lịch sử này”.

Trước đó ngày 24/5, ông Trump bất ngờ tuyên bổ hủy cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều được nhiều người kỳ vọng, viện dẫn những tuyên bố thù địch của nhà lãnh đạo Triều Tiên và lo ngại cam kết của Bình Nhưỡng về việc sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Sau động thái này của ông Trump, phía Triều Tiên đã lên tiếng rằng, quyết định hủy hội nghị thượng đỉnh đi ngược lại mong muốn của cộng đồng quốc tế về hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Kim Kye Gwan nói rằng: “Chúng tôi muốn làm rõ với Mỹ một lần rằng chúng tôi mong muốn được ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết vấn đề vào bất cứ thời điểm nào”.

Chỉ một ngày sau khi tuyên bố hủy Thượng đỉnh Mỹ-Triều, ông Trump lại nói Mỹ đã “có những cuộc thảo luận hiệu quả” về việc nối lại hội nghị. Giới phân tích cho rằng, việc ông Trump “đổi giọng” cho thấy dường như ông đang chịu nhiều sức ép cả trong nước cũng như quốc tế, đặc biệt là đồng minh Hàn Quốc vốn đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần đầu tiên trong lịch sử.

Thượng đỉnh là cần thiết

Cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều được cả thế giới kỳ vọng và xem đây là cơ hội duy nhất để hướng tới phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên. Một cuộc gặp mặt trực tiếp giữa nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên là điều cần thiết để hai bên hóa giải những bất đồng một cách thẳng thắn.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong một tuyên bố gửi tới Reuters hôm 27/5 nói rằng, nước này hy vọng Thượng đỉnh Mỹ-Triều có thể diễn ra như dự kiến và thành công tốt đẹp, đồng thời nhắc lại lời kêu gọi cả 2 phía nên kiên nhẫn và thể hiện thiện chí. “Chúng tôi luôn tin rằng, các cuộc tiếp xúc và đối thoại trực tiếp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên là cần thiết để giải quyết vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên”.

Trong tuyên bố ngày 27/5, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in mặc dù nói rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cam kết phi hạt nhân hóa, nhưng ông cũng thừa nhận rằng Mỹ và Triều Tiên có thể có cái nhìn khác nhau về phi hạt nhân hoá. Đó là lý do Mỹ và Triều Tiên cần tổ chức không chỉ các cuộc gặp cấp chuyên gia mà cả cuộc gặp thượng đỉnh để giải quyết những bất đồng, đặc biệt là về giải pháp phi hạt nhân hóa cũng như lộ trình phi hạt nhân hóa.

“Trong cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Hàn, Tổng thống Trump đã nhấn mạnh một cách rõ ràng rằng, chúng ta có thể nhìn thấy không chỉ sự chấm dứt các mối quan hệ thù địch mà còn cả sự hợp tác kinh tế nếu Triều Tiên phi hạt nhân hóa. Tôi đã kêu gọi cả Mỹ và Triều Tiên bày tỏ các vấn đề thông qua đối thoại trực tiếp”, Tổng thống Moon Jae-in nói.

Theo nhà lãnh đạo Hàn Quốc, giới chức Mỹ hoài nghi Triều Tiên có hoàn toàn từ bỏ kho hạt nhân hay không, trong khi đó Triều Tiên lại chưa cảm thấy được thuyết phục về sự đảm bảo an ninh từ Mỹ. Ông nói: “Điều chưa rõ ràng đối với nhà lãnh đạo Kim Jong-un không phải là việc sẵn sàng phi hạt nhân hóa, mà là lo ngại nếu Triều Tiên phi hạt nhân hóa, liệu Mỹ có chấm dứt các mối quan hệ thù địch và đảm bảo an ninh cho Triều Tiên hay không”. Tuy nhiên, ông Moon Jae-in không đưa ra định nghĩa “phi hạt nhân hóa hoàn toàn” là như thế nào.

Ông Moon Jae-in nói rằng, ông kỳ vọng các cuộc gặp cấp chuyên gia cũng như cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ diễn ra suôn sẻ. Ông cũng đề xuất thiết lập đường dây nóng Mỹ-Triều trong tương lai cũng như khả năng về đường dây nóng 3 bên giữa Mỹ, Triều Tiên và Hàn Quốc. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng, cuộc gặp thượng đỉnh 3 bên nên được tiến hành trước. “Tôi hy vọng nếu Thượng đỉnh Mỹ-Triều thành công, chúng tôi có thể tiến tới cuộc gặp thượng đỉnh 3 bên để từ đó có thể chính thức tuyên bố kết thúc chiến tranh Triều Tiên”./.

 

Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top