Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 17 tháng 9 năm 2020 | 15:19

Vụ đông năm nay có thắng?

Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường, năm 2020, ngành nông nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng tiêu cực do dịch bệnh Covid-19.

Do đó, để hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ từ nay đến cuối năm 2020, toàn ngành nông nghiệp, các địa phương phía Bắc cần quyết tâm cao nhất nhằm giành thắng lợi vụ đông 2020.

 

t22.jpg
Đóng gói dưa chuột tại Hợp tác xã nông sản sạch Bảo An để xuất bán cho Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất Nông nghiệp VinEco. Ảnh: Nguyễn Chinh.

 

Nhiều cơ hội thuận lợi

Vẫn đang trong khung thời gian sản xuất vụ mùa năm 2020 nhưng ngành Nông nghiệp đã có kế hoạch và giải pháp cho sản xuất vụ đông năm nay trên cơ sở xác định đúng những yếu tố thuận lợi, khó khăn để có biện pháp chỉ đạo thực hiện thắng lợi vụ sản xuất này.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá, vụ đông năm 2020 có nhiều cơ hội thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm cây vụ đông. Đặc biệt thời gian qua, tình hình mưa lũ diễn ra nghiêm trọng ở khắp 27 tỉnh, thành tại Trung Quốc sẽ khiến tình hình sản xuất các sản phẩm rau màu của nước này khó khăn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đáp ứng nhu cầu nội địa 1,4 tỷ người.

Vì vậy, đây sẽ là thời cơ thuận lợi để các sản phẩm cây vụ đông tại các tỉnh phía Bắc nước ta vừa đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa do ít chịu cạnh tranh của các sản phẩm cùng chủng loại nhập khẩu từ Trung Quốc, vừa có cơ hội xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế sang thị trường Trung Quốc…

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, 31 tỉnh, thành phía Bắc nước ta được thiên nhiên ưu đãi một mùa đông lạnh, đây là lợi thế rất tốt nếu biết khai thác.

Hiện nay, các tỉnh phía Bắc cũng đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất vụ đông. Đã hình thành được một số vùng sản xuất chuyên canh cây vụ đông với đa dạng các nhóm cây trồng như cây ưa ấm, cây ưa lạnh có hàng hóa tập trung lớn, có giá trị cao (200-300 triệu đồng/ha), gấp nhiều lần so với giá trị sản xuất của lúa. Các tỉnh cũng đã thu hút được nhiều doanh nghiệp tổ chức liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu… Vì vậy, vụ đông sẽ là vụ làm giàu cho nông dân nếu biết tổ chức sản xuất, tổ chức chế biến, tiêu thụ tốt…

Mặt khác, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực cũng là cơ hội để sản phẩm ngành hàng rau củ đến các thị trường mới.

Chuẩn bị kịch bản thị trường và giống

Khác với những năm trước, nhiều nông dân không mấy mặn mà với cây vụ đông do khó khăn về thị trường, năm nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trương tăng vụ đông 2020, phấn đấu trồng từ 430 đến 450 nghìn hecta (tăng khoảng 10 đến 20% diện tích so với vụ đông 2019), hướng đến cung ứng thị trường trong nước và đảm bảo nguồn hàng phục vụ nhu cầu xuất khẩu với nhiều cơ hội mở.

Song Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng lưu ý vụ, đông năm 2020 không chỉ có màu hồng, mà thách thức rất lớn. Mưa bão tại các tỉnh phía Bắc vẫn còn diễn ra trong thời gian tới. Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 có nguy cơ khó khăn cho tổ chức sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm vụ đông…

“Bên cạnh những thuận lợi: vụ đông ngắn, thời vụ, thời tiết ủng hộ, có thị trường, có truyền thống, có kinh nghiệm nhưng vẫn phải khẳng định có được giống tốt quyết định rất lớn đến chất lượng sản phẩm, vì mưa gió thất thường, gối vụ và không tổ chức tốt thì ngay từ khâu đầu giống không chuẩn, quy trình không chuẩn, sản phẩm làm ra không biết chế biến không biết liên kết sẽ không có thị trường. Kết quả những vụ đông vừa qua cho thấy nếu có phương án tốt, chỉ đạo quyết liệt thì chúng ta hạn chế thấp nhất những nguy cơ trong trồng trọt. Ngoài sự quyết tâm, tốc độ và diện tích, các địa phương cần có chính sách khuyến khích tập trung phát triển. Phải tập trung liên kết chặt chẽ từ phát triển nguyên liệu, vùng chế biến đến tổ chức thị trường”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

 

t23.jpg
Tại Nông trại Bảo Minh (Ninh BÌnh), từng loại cây được trồng gọn vùng với đầy đủ các thông tin tên sản phẩm, lô thửa, diện tích, ngày trồng, ngày dự kiến thu hoạch… Ảnh: Nguyễn Chinh

 

Bộ trưởng lưu ý, để đảm bảo vụ đông thắng lợi phải chuẩn bị trước kịch bản cho vụ xuân, xây dựng kế hoạch sản xuất cơ cấu vụ xuân, không để xảy ra xung đột về thời vụ và phương thức canh tác. Công tác truyền thông hết sức quan trọng, do đó, cần có những chương trình phối hợp với các cơ quan truyền thông thật tốt.

Bộ trưởng nhấn mạnh, vụ đông cũng là một trong những vụ chiến lược, quan trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Sản xuất vụ đông phải ứng dụng khoa học công nghệ cao, thông minh, nông nghiệp hữu cơ…

Bên cạnh đó, cần phải có kế hoạch tổ chức sản xuất, có kịch bản thị trường tiêu thụ bài bản, chặt chẽ. Bởi nếu địa phương nào cũng thi nhau trồng một loại cây vụ đông, không tính toán tiêu thụ, chế biến thì có nguy cơ dư thừa, rớt giá. Hoặc không phải giống nào cũng đổ xô vào trồng, mà cần lựa chọn cơ cấu, diện tích, các trà sản xuất bao nhiêu cho phù hợp…

Để đạt được mục tiêu về diện tích và sản lượng vụ đông 2020 như dự kiến, Cục Trồng trọt đề nghị từng địa phương căn cứ vào diện tích thu hoạch, điều kiện nguồn nước, đất đai và thị trường, chủ động bố trí thời vụ, diện tích với cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm vừa đảm bảo đạt diện tích sản xuất vụ đông tối đa, đồng thời đảm bảo hiệu quả về kinh tế.

Cục Trồng trọt lưu ý tập trung ưu tiên phát triển ngô sinh khối phục vụ cho chăn nuôi do tổng nhu cầu ngô sinh khối cần cho chăn nuôi đại gia súc khoảng 27,6 triệu tấn/năm, trong đó, doanh nghiệp chăn nuôi tự cung cấp được khoảng 70%, còn lại cần mua ngoài 30% (khoảng 8 triệu tấn).

Bên cạnh đó, cần chú ý bố trí thời vụ gieo trồng và cơ cấu giống hợp lý. Với nhóm cây ưa ấm, thời vụ gieo trồng kết thúc trước 10/10; với nhóm cây ưa lạnh gieo trồng sau 10/10, riêng với cây khoai tây, tập trung trồng từ 25/10 đến 15/11. Trồng rải vụ đối với nhóm rau để đảm bảo nguồn cung, hạn chế tình trạng dư thừa dẫn đến giá thấp hoặc thiếu rau đẩy giá lên cao. Để sản xuất vụ đông 2020 đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, các địa phương cần sớm chủ động tham mưu, đề xuất UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách mới, phù hợp điều kiện cụ thể để hỗ trợ nông dân đầu tư phát triển cây vụ đông.

 

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), vụ đông 2020 sẽ phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, chất lượng, hiệu quả và nâng cao chuỗi giá trị.

Đại diện Cục Trồng trọt cho biết, vụ đông 2020 sẽ phấn đấu trồng từ 430 đến 450 nghìn hecta. Sản lượng từ 4,6 triệu đến 4,9 triệu tấn. Tổng giá trị sản xuất đạt khoảng 34 đến 36 nghìn tỷ đồng. Trung bình giá trị sản xuất đạt khoảng 75 triệu đồng/ha.

 


 

Đăng Quang
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top