Sau khi hàng trăm đơn kiện thuốc diệt cỏ Monsanto Roundup được đệ trình, ngày 10/7, thẩm phán liên bang Vince Chhabria ở thành phố San Francisco, bang California của Mỹ, đã 'bật đèn xanh' để tiến hành xét xử các hành vi của Monsanto.
Chất glyphosate, một thành phần hoạt chất trong Roundup, là trung tâm của cuộc tranh luận này. Các nạn nhân ung thư và gia đình họ đã nhiều lần đệ đơn kiện rằng Monsanto đã biết về nguy cơ gây ung thư của glyphosate trong nhiều năm, nhưng lại không cảnh báo người người tiêu dùng.
Thẩm phán quận Vince Chhabria của Mỹ cho biết các bằng chứng “khá yếu” để kết luận thuốc diệt cỏ Roundup của Monsanto là nguyên nhân gây ung thư. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, glyphosate có liên quan đến liên kết ung thư biểu mô.
Vụ kiện thuốc diệt cỏ Roundup của Monsanto sẽ được xét xử tại Mỹ.
Phó chủ tịch của Monsanto, Scott Partridge phủ nhận bất kỳ mối liên hệ nào giữa glyphosate và ung thư. Công ty cho biết vị trí của họ cũng nhận được sự ủng hộ của hơn 800 nghiên cứu khoa học và đánh giá. Trong quá khứ, Monsanto cũng từng kiện Văn phòng Đánh giá Nguy cơ Sức khỏe Môi trường của California do cơ quan này đã thêm vào glyphosate vào danh sách các hóa chất gây ung thư.
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ đã xem xét lại việc liệu glyphosate một chất có thể gây ung thư hay không. Trong một đánh giá về hóa chất năm ngoái, cơ quan này từng kết luận glyphosate có thể không phải là một chất gây ung thư. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới đã phân loại glyphosate là "có thể gây ung thư."
Cho đến nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã cấm và phản đối mạnh mẽ việc sử dụng thuốc diệt cỏ có chứa hoạt chất glyphosate vì có khả năng gây ung thư. Tuy nhiên tại Việt Nam, các loại thuốc này vẫn được sử dụng phổ biến để diệt cỏ và được bày bán tràn lan trên thị trường. Nó cũng là loại hóa chất có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được cấp phép sử dụng.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…