Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 5 tháng 9 năm 2020 | 18:6

Xung quanh thông tin 90% người Việt ăn gạo "bẩn" gây bức xúc

Trước thông tin một số tờ báo đăng tải ý kiến của một thương nhân cho rằng, 90% người Việt ăn gạo “bẩn” đang gây hoang mang, bức xúc cho dư luận xã hội, làm ảnh hưởng ngành lúa gạo và người nông dân sản xuất lúa gạo.

1.jpg
Vận chuyển gạo phục vụ xuất khẩu.

 

Trước thông tin một số tờ báo đăng tải ý kiến của một thương nhân cho rằng, 90% người Việt ăn gạo “bẩn” đang không chỉ gây hoang mang, bức xúc cho dư luận xã hội, làm ảnh hưởng không chỉ riêng ngành lúa gạo, mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả ngành nông nghiệp, đặc biệt là những người nông dân trực tiếp sản xuất.

Nhận định cảm tính

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, thông tin trên là cực kỳ nguy hại, được đưa ra trong bối cảnh gạo xuất khẩu của Việt Nam đang được đánh giá cao, xuất khẩu gạo đang tăng trưởng tốt, giá lúa gạo tăng cao, người nông dân phấn khởi vì lúa gạo được mùa, được giá…

Ý kiến trên không khác gì hành động phá hoại, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam, khi Chính phủ và các bộ, ngành và từng người dân đang gồng mình, nỗ lực sản xuất để vượt qua các cú sốc kinh tế trong đại dịch.

Ông Nguyễn Như Cường – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) khẳng định: Trong thời gian qua, Việt Nam có những tiến bộ vượt bậc trong xuất khẩu gạo cả về số lượng và chất lượng. Việt Nam chỉ có diện tích gieo trồng mỗi năm khoảng 7,3-7,4 triệu ha nhưng mỗi năm chúng ta có được lượng thóc khoảng 43,5 triệu tấn, đủ cho tiêu dùng trong nước với trên 96 triệu dân, phục vụ dự trữ đảm bảo an ninh lương thực; dự trữ giống; chế biến phục vụ chăn nuôi…; ngoài ra còn dư để mỗi năm xuất khẩu từ 6,5 đến 7 triệu tấn.

Chất lượng và giá gạo của Việt Nam ngày càng được nâng cao, có khả năng cạnh tranh. Ngoài được đầu tư khoa học công nghệ, ngành lúa gạo của Việt Nam đã có được bộ giống rất tốt, cho năng suất, chất lượng gạo cao, ngắn ngày. Điều đáng nói là, trong sản xuất, người dân nhận thức được và thực hiện các gói kỹ thuật về canh tác, thực hiện “3 giảm, 3 tăng” (giảm lượng giống gieo, giảm lượng phân bón, giảm thuốc trừ sâu; tăng năng suất, tăng chất lượng và tăng hiệu quả).

“Tôi khẳng định là không dễ dàng gì khi chúng ta xuất khẩu được 6,5-7 triệu tấn gạo mỗi năm. Khi nhập khẩu hàng triệu tấn gạo như vậy, các nước đều phải kiểm tra về chất lượng, kiểm tra về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt khắt khe với vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, có đảm bảo những vấn đề trên họ mới nhập.

Nếu không đạt các tiêu chí trên, gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ không thể xuất khẩu được, thậm chí kể cả khi đã cập bến đến nơi, cũng sẽ bị các nước trả lại" – ông Nguyễn Như Cường khẳng định.

Theo ông Cường, rõ ràng, gạo Việt đã đến được thị trường châu Á, châu Phi, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,... tức là rất nhiều phân khúc nhưng có một đòi hỏi chung của các thị trường là phải đảm bảo an toàn thực phẩm.

Việt Nam cũng đã gia nhập nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), khi đó, hàng rào thuế quan hầu như bị gỡ bỏ, các nước buộc phải bảo hộ sản xuất trong nước bằng các hàng rào phi thuế quan, hàng rào kỹ thuật, trong đó vấn đề an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu.

“Chúng ta đều đã vượt qua các yêu cầu của thị trường, các nước chấp nhận gạo Việt thì làm sao nói gạo Việt là gạo bẩn được. Vì vậy, đối với một ngành hàng quan trọng như lúa gạo, khi phát ngôn, theo tôi luôn phải có các luận cứ khoa học, con số chính xác, bởi đôi khi một nhận định cảm tính cũng có thể ảnh hưởng đến uy tín của ngành”, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho hay.

Mục đích cảnh báo người tiêu dùng?

Tại cuộc trao đổi "Xuất khẩu châu Âu từ lợi thế EVFTA, hàng Việt cần gì?" ngày 3/9, ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Công ty Trung An) cho hay, 90% người Việt Nam ăn gạo bẩn. 

2.jpg
Ảnh minh họa.

 

"Rất nhiều người nghĩ ăn gạo bẩn không chết, mà thực tế thì Việt Nam hay thế giới ăn gạo bẩn cũng không ai chết ngay cả. Tuy nhiên nhiều năm trở lại đây tỷ lệ người bị ung thư, tiểu đường… ngày càng tăng, mà nguyên nhân có sự góp phần của gạo bẩn, của thuốc bảo vệ thực vật tích tụ trong gạo", ông Bình thẳng thắn.

Phát ngôn trên của ông Bình đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối từ cộng đồng mạng, thậm chí phía Bộ NN&PTNT cũng đã lên tiếng và bày tỏ sự bức xúc.

"Vấn đề đó tôi nói hơn 1 tiếng cuộc trao đổi ngày 3/9 vừa qua, thế nhưng báo lại cắt khúc ra để gây sốt cộng đồng mạng, quy tội tôi", ông Bình cho biết.

Theo Tổng giám đốc Công ty Trung An, ông nói gạo “bẩn” ở đây là nói theo tiêu chuẩn chuyên ngành nông sản thực phẩm mà các nước trên thế giới đang nói và sử dụng.

“Trong lúa, gạo, rau, củ, trái cây, hoặc thủy sản sạch là sản xuất canh tác đạt tiêu chuẩn từ VietGAP; GlobalGAP. hoặc hướng hữu cơ; Organic. Còn không đạt tiêu chuẩn tối thiểu như trên là sản phẩm không an toàn; mà đã là sản phẩm không an toàn người ta gọi là bẩn cũng không sai!”, ông Bình nói.

Ông Bình cho hay, 90% là căn cứ trên cơ sở bằng chứng rõ ràng rằng, Việt Nam trung bình mỗi năm canh tác 4,5 triệu ha đất lúa, cho ra sản lượng trung bình khoảng 45 triệu tấn lúa tương đương 25 triệu tấn gạo; trong đó xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn, còn lại là tiêu dùng nội địa.

“Trong 4,5 triệu ha đất trồng lúa hiện tại chưa có 400.000 ha diện tích trồng lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP. Vậy nói 90% là còn hào phóng nữa đấy!”, ông Bình phân tích.

Theo lãnh đạo Công ty Trung An, nếu con số 400.000 ha đất lúa đạt VietGAP, còn lại 4.100.000 ha đất lúa không đạt tiêu chuẩn VietGAP có chính xác không thì Bộ NNPTNT xác định được ngay.

“Mục đích của tôi là để cảnh báo người tiêu dùng trong việc sử dụng thực phẩm ăn hàng ngày sao cho thông minh, đừng bị lừa”, ông Bình cho hay.

Hiểu thế nào là gạo “bẩn”

Theo TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, lúa gạo là một trong những ngành hàng nông sản đạt được nhiều thành công trong thời gian qua, nhận định 90% người Việt đang phải dùng gạo "bẩn" là không thỏa đáng.

 

gao-viet-1.jpg
Vụ Đông Xuân ở ĐBSCL được mùa, giá lúa gạo tăng.

 

TS Đặng Kim Sơn cho hay, tồn tại lớn nhất của ngành lúa gạo hiện nay là vẫn còn đáng kể diện tích cạnh tranh theo chiều rộng, phải sử dụng nhiều đất, nước, vật tư đầu vào. Một số nơi nông dân vẫn sử dụng nhiều vật tư nên giảm chất lượng gạo, còn tồn dư hóa chất, ô nhiễm môi trường.

“Nhưng cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, dù còn những tồn tại như vậy nhưng nếu nói những tồn tại này đem lại bất lợi trong cạnh tranh cho ngành lúa gạo thì không đúng.

Bởi thực tế, trong số những mặt hàng nông sản bị đối tác nước ngoài trả về do tồn dư hóa chất, chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm lại không phải là gạo mà chủ yếu trên một số gia vị, trái cây. Câu chuyện hàng bị trả về không phải là vấn đề quá lớn đối với mặt hàng gạo.

Trên thị trường thế giới, gạo Việt đang biểu hiện cạnh tranh tốt, nếu có vấn đề gì về chất lượng thì cũng không thuộc vấn đề vi phạm an toàn thực phẩm mà chỉ là về mặt hình thức, gạo không trong, không dài, độ gãy không như yêu cầu phía đối tác; thương hiiệu còn bị phối trộn, truy xuất nguồn gốc chưa tốt. Nhưng bù lại, chúng ta cũng đã có sản phẩm gạo được công nhận ngon nhất thế giới.

Vì vậy, nói 90% người Việt đang phải dùng gạo "bẩn" là không có căn cứ, không thỏa đáng, bởi thực tế suốt nhiều năm xuất khẩu gạo cho thấy, an toàn thực phẩm không phải là vấn đề lớn với gạo Việt”, TS Đặng Kim Sơn cho hay.

TS Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long đánh giá, trong phát ngôn 90% người Việt đang dùng gạo "bẩn", quan trọng là hiểu thế nào là gạo “bẩn”. Có quan điểm gạo hữu cơ là gạo sạch, không hữu cơ là gạo “bẩn". Trước đây có giai đoạn Việt Nam xuất khẩu gạo sang Mỹ, chỉ vài container bị trả về nhưng không có nghĩa gạo bị trả về là "bẩn", chỉ là không đáp ứng được một số yêu cầu của thị trường này nhưng lại đáp ứng được tiêu chuẩn của thị trường khác.

“Thế nào là bẩn cần phải có tiêu chí để xác định, có căn cứ chứ không thể nói chung chung được. Còn việc nông dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật là vấn đề đặt ra cho các ngành quản lý, nhưng hiện nay nhờ triển khai các chương trình kỹ thuật, nông dân được nâng cao nhận thức nên tình trạng này cũng giảm đáng kể”, ông Thạch nói.

Thanh Tâm (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top