Theo Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á Masatsugu Asakawa, giờ là thời điểm phù hợp và khẩn cấp nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng lương thực đã đẩy nhiều gia đình nghèo ở châu Á chìm sâu vào đói nghèo.
Ngày 27/9, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) - Masatsugu Asakawa cho biết, tổ chức này đang lên kế hoạch “tung ra” gói hỗ trợ toàn diện trị giá ít nhất 14 tỷ USD nhằm góp phần “giảm nhiệt” cuộc khủng hoảng lương thực ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương giai đoạn 2022- 2025.
Giá lương thực ở châu Á đang tăng. (Ảnh minh họa: KT)
Phát biểu tại cuộc họp báo Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á nêu rõ, giải pháp này sẽ mang tính toàn diện, tập trung sự chú ý vào khía cảnh an ninh lương thực cả trong trung và dài hạn. Gói hỗ trợ này sẽ bắt đầu ngay trong năm nay.
Theo Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á Masatsugu Asakawa, giờ là thời điểm phù hợp và khẩn cấp nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng lương thực đã đẩy nhiều gia đình nghèo ở châu Á chìm sâu vào đói nghèo.
Cuộc xung đột kéo dài tại Ukraine, một trong những nước sản xuất ngũ cốc hàng đầu thế giới, làm dấy lên lo ngại tình trạng thiếu lương thực trầm trọng hơn. Tình trạng thiếu lương thực khiến giá lương thực toàn cầu tăng, làm gia tăng lo ngại về nguy cơ bất ổn chính trị.
Theo VOV.VN
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…