Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão tại khu vực núi Y Sơn xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hòa, xảy ra sạt trượt với cung trượt dài khoảng 100m và nhiều vị trí quanh khu vực xuất hiện các vết nứt. Để đảm bảo an toàn cho người dân, ngày 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã công bố tình huống khẩn sự cố sạt, lở núi Y Sơn.
Núi Y Sơn (còn có tên gọi là núi IA) có diện tích khoảng 100ha, dưới chân núi có trường tiểu học, THCS, nghĩa trang liệt sỹ và 814 hộ (3.837 nhân khẩu) của 2 thôn Thù Sơn và Sơn Chung đang sinh sống. Trên núi là khu di tích lịch sử Đền Y Sơn, trong lòng núi là công trình quân sự do Lữ đoàn công binh 299, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 12 quản lý, sử dụng.
Ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tại núi Y Sơn.
Núi đã bị xảy ra sự cố sụt, lún, nứt, có nguy cơ mất an toàn nhưng chưa được xử lý khắc phục, ảnh hưởng đến an toàn các công trình hạ tầng trong khu vực, gây nguy hiểm, đe dọa tới đời sống và tình hình sản xuất của Nhân dân. Tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo UBND huyện Hiệp Hòa thực hiện di dời, xây dựng mới khẩn cấp Trường Tiểu học xã Hòa Sơn sang vị trí mới với tổng kinh phí 42 tỷ đồng.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão, ngày 13/9/2024, kiểm tra phát hiện tại vị trí khu vực núi Y Sơn tiếp tục xảy ra sạt trượt với cung trượt dài khoảng 100m và nhiều vị trí quanh khu vực xuất hiện các vết nứt. Sự cố sạt, trượt tiếp tục có diễn biến phức tạp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và đời sống của một số hộ dân gần vị trí sạt trượt (khoảng 10 hộ, 42 nhân khẩu) và công trình Trường THCS Hòa Sơn.
Để ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai hoặc sự cố công trình gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND huyện Hiệp Hòa tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến sự cố; rà soát đánh giá nhanh các hộ dân lân cận để chủ động phòng tránh, đảm bảo an toàn. Chủ động rà soát ngay phương án di dân, khẩn cấp phòng chống sạt lở đất trên địa bàn huyện; sắp xếp di dời dân cư, ngoài việc đảm bảo sinh kế cần đảm bảo các yêu cầu an toàn trước thiên tai theo quy định tại Điều 19 Luật Phòng chống thiên tai.
Lực lượng chức năng địa phương tổ chức chặt cây, phát quang, quan trắc khe nứt, cung sạt, trượt tại núi Y Sơn.
Tổ chức chặt cây, phát quang, cắm tiêu, cắm biển khu vực sạt trượt nguy hiểm, mốc để quan trắc khe nứt, cung sạt, trượt; hạn chế không để nước mưa chảy vào khe nứt. Cử lực lượng tiếp tục theo dõi sự cố 24/24h, cập nhật diễn biến thường xuyên báo cáo về Chi cục Thủy lợi tỉnh Bắc Giang. Cùng đó, chủ động phối hợp với Lữ đoàn Công binh 299/Bộ Tư lệnh Quân đoàn 12 tổ chức khảo sát, đánh giá, lập ngay phương án khẩn cấp, cấp bách sự cố công trình, ban hành lệnh xử lý khẩn cấp công trình theo phương châm “4 tại chỗ”, chỉ đạo tổ chức thực hiện theo quy định.
Thời điểm kết thúc, xử lý ứng phó tình huống là khi thực hiện hoàn thành các biện pháp xử lý sạt trượt đảm bảo an toàn. UBND huyện Hiệp Hòa phải chịu trách nhiệm báo cáo và đề nghị UBND tỉnh xem xét, công bố kết thúc tình huống khẩn cấp trên.
Sở Nông nghiệp và PTNT thường xuyên cập nhật báo cáo tình hình sự cố; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn UBND huyện Hiệp Hòa trong quá trình tổ chức thực hiện xử lý sự cố.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp với UBND huyện Hiệp Hòa, Lữ đoàn Công binh 299/Bộ Tư lệnh Quân đoàn 12 tổ chức khảo sát xây dựng phương án xử lý sự cố sạt lở núi Y Sơn liên quan đến công trình quốc phòng. Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Bắc Giang thông tin, cảnh báo về tình huống khẩn cấp trên để Nhân dân biết chủ động phòng tránh.
Giữa những dãy núi trùng điệp, những con đường đất gồ ghề, cậu học sinh nghèo hiếu học Giàng A Ký (dân tộc Mông) đã nuôi một ước mơ trở thành bác sĩ để chăm sóc và cứu giúp người dân nơi quê nhà. Đối mặt với khó khăn của cuộc sống, đã có lúc, Ký tưởng mình phải bỏ cuộc giữa chừng. Cho đến khi hy vọng được gieo mầm từ Quỹ học bổng Thắp Sáng Niềm Tin…
Hoàn lưu của cơn bão số 3 (Yagi) đã khiến tỉnh Lào Cai bị thiệt hại nặng về người và tài sản. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Chính quyền và Nhân dân trong tỉnh đã nén đau thương cùng nhau nỗ lực khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống trong sự sẻ chia của đồng bào khắp mọi miền đất nước.
Người dân chỉ cài đặt một ứng dụng, đăng nhập một lần bằng tài khoản VNeID và ghi nhớ một mật khẩu là có thể khai thác được nhiều phần mềm, hệ thống thông tin, nền tảng số, dịch vụ số do các cơ quan nhà nước cung cấp. Giải pháp một kênh truy cập duy nhất vừa đơn giản, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, vừa giúp chính quyền gần hơn với Nhân dân.