Tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch triển khai công tác PCCCR mùa khô 2023-2024. Kế hoạch nhằm nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) và tăng cường hợp tác, phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành của địa phương và các lực lượng chữa cháy rừng các cấp, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Hiện nay, thời tiết đã chuyển vào mùa hanh khô, đặc biệt là mùa khô năm 2023-2024, Bắc Giang sẽ là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hiện tượng EL-NINO, do đó nắng nóng gay gắt diễn ra trên diện rộng, mùa đông ngắn, khô hạn kéo dài, lượng mưa trung bình thấp hơn 15% so với cùng kỳ, nguy cơ xảy ra ra cháy rừng là rất cao.
Theo đó, Kế hoạch tập trung vào 5 nội dung chính bao gồm: Tổ chức xây dựng lực lượng, kế hoạch, phương án PCCCR. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước về công tác PCCCR. Thường xuyên dự báo và thông tin cảnh báo cháy rừng tới các địa phương, đơn vị, chủ rừng và Nhân dân; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, thiết bị, hậu cần cần thiết để chữa cháy rừng theo phương châm “4 tại chỗ”.
Bắc Giang triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2023-2024.
Thường xuyên tuần tra, canh gác và trực bảo vệ rừng và PCCCR tại các chòi canh lửa, các chốt, trạm bảo vệ rừng. Tổ chức thực hiện tốt, hiệu quả công tác phối hợp bảo vệ rừng và PCCCR được quy định tại Nghị định số 02/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động phối hợp của Dân quân tự vệ.
Để thực hiện tốt Kế hoạch, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các biện pháp PCCCR. UBND các huyện phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan chức năng để thực hiện nghiêm túc văn bản chỉ đạo của cấp trên. Xác định PCCCR là nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc.
Chủ tịch UBND tỉnh giao Ban Chỉ huy PCCCR tỉnh nhiệm vụ rà soát, kiện toàn Ban Chỉ huy PCCCR tỉnh; sửa đổi, bổ sung quy chế hoạt động, giao nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ huy; thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành (Kiểm Lâm, Quân Đội, Công an) để kiểm tra, đôn đốc các địa phương, đơn vị, chủ rừng chấp hành các quy định của pháp luật về PCCCR.
Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nội dung chỉ thị, nghị định, thông tư, quyết định của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Chủ động dự báo và thông tin cảnh báo dự báo cháy rừng tới các địa phương, chủ rừng và nhân dân. Tăng cường tuần tra, kiểm tra các khu vực trọng điểm về cháy rừng trên địa bàn tỉnh và đề xuất các biện pháp ứng phó có hiệu quả.
Công an tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh sẵn sàng huy động các lực lượng, phương tiện để sẵn sàng ứng cứu kịp thời các tình huống cháy rừng xảy ra. Giao Công an tỉnh tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật PCCCR cho lực lượng chuyên trách và dân phòng.
UBND các huyện, thành phố tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ rừng và PCCCR; giáo dục pháp luật, kiến thức về bảo vệ rừng và PCCCR và xây dựng phong trào Toàn dân tham gia hoạt động bảo vệ rừng và PCCCR. Chỉ đạo UBND cấp xã, các đơn vị chủ rừng trên địa bàn bố trí lực lượng, phương tiện phục vụ cho công tác PCCCR theo phương châm “4 tại chỗ”. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các xã trọng điểm về cháy rừng trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCCR trên địa bàn quản lý.
Chủ rừng có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của chủ rừng về công tác bảo vệ rừng và PCCCR theo quy định tại Luật Lâm nghiệp, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.