Hưởng ứng "Tết Trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ, Xuân Giáp Thìn 2024", sinh viên các trường Đại học Huế đã trồng mới hơn 1.000 cây xanh đô thị trong khuôn viên các trường ở Khu Quy hoạch Đại học Huế và Phân hiệu tại Quảng Trị.
Ngày 26/2, tại Khu Quy hoạch Đại học Huế, PGS.TS. Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế đã phát động chương trình "Tết Trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ, Xuân Giáp Thìn 2024".
Ban Giám đốc Đại học Huế phát động chương trình "Tết Trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ, Xuân Giáp Thìn 2024".
Hoạt động thu hút sự tham gia của Ban Giám đốc Đại học Huế, các tổ chức đoàn thể, lãnh đạo, viên chức, giảng viên và hơn 1.000 sinh viên đến từ các trường đại học, cùng các tổ chức môi trường và cộng đồng địa phương.
Tết trồng cây là một hoạt động thường niên của Đại học Huế, thông qua chương trình, mỗi cá nhân, mỗi tập thể trong Đại học Huế đều có thể góp phần làm thay đổi môi trường sống, xây dựng khu đô thị Đại học Huế, thành phố Huế xanh sạch sáng.
Hoạt động thu hút sự tham gia của hơn 1.000 sinh viên đến từ các trường đại học, cùng các tổ chức môi trường và cộng đồng địa phương.
Sự kiện cũng đã tạo điều kiện cho các bạn trẻ thể hiện trách nhiệm với cộng đồng và môi trường, đồng thời tăng cường sự kết nối giữa Đại học Huế với cộng đồng xã hội.
Chương trình cũng là hoạt động chào mừng tháng thanh niên 2024 của tuổi trẻ Đại học Huế, hưởng ứng cuộc vận động 1 triệu cây xanh đô thị do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động; đây cũng là công trình thanh niên chào mừng thành công Đại hội Đại biểu Toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023-2028.
Hơn 1.000 cây xanh đô thị như bằng lăng, giáng hương, me tây,… trong khuôn viên các trường ở Khu Quy hoạch Đại học Huế và Phân hiệu tại Quảng Trị.
Được biết, nguồn cây xanh được quy đổi qua giải chạy cộng đồng Uprace 2023 do Hội Sinh viên Đại học Huế và Trung tâm đa dạng sinh học nước Việt xanh – GreenViet phối hợp thực hiện.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.