Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 7 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 6 tháng 1 năm 2022 | 22:6

FAO: Giá lương thực trên thế giới đạt mức cao nhất trong một thập kỷ

Sự tăng giá lương thực đã góp phần làm gia tăng tình trạng lạm phát trong bối cảnh các nền kinh tế trên toàn cầu đang phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Tổ chức Lương-Nông Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/1 cho biết trong năm qua, giá lương thực trên thế giới đã tăng 28%, lên mức cao nhất trong một thập kỷ. Điều này đã làm giảm bớt hy vọng về việc thị trường trên sẽ ổn định trở lại trong năm nay.

 

luong-thuc.jpg

Người dân mua bột mì tại một khu chợ ở N'djamena, CH Chad, ngày 8/4/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)

 

Theo FAO, trong năm 2021, chỉ số lương thực của tổ chức này đã đạt mức trung bình 125,7 điểm, mức cao nhất kể từ năm 2011.

Chỉ số trên đã giảm chút ít trong tháng 12/2021, nhưng lại tăng liên tiếp 4 tháng trước đó, điều này phản ánh tình trạng thu hoạch giảm sút và sự gia tăng mạnh nhu cầu về lương thực trong năm qua.

Sự tăng giá lương thực đã góp phần làm gia tăng tình trạng lạm phát trong bối cảnh các nền kinh tế trên toàn cầu đang phục hồi sau đại dịch COVID-19 và khiến cho những người dân nghèo gặp rủi ro tại những quốc gia dựa vào nhập khẩu để phát triển kinh tế.

Trong báo cáo cập nhật hằng tháng, FAO cho hay trong tháng 12/2021, ngoại trừ các sản phẩm từ sữa, giá của tất cả các loại thực phẩm đều giảm, trong đó giá dầu thực vật và đường giảm đáng kể, tuy nhiên tính trong cả năm 2021, giá các loại thực phẩm nói đều tăng mạnh, trong đó giá dầu thực vật đạt mức cao kỷ lục.

Theo chuyên gia kinh tế cao cấp của FAO Abdolreza Abbassian, trong khi theo lẽ thông thường, giá lương thực cao sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất và chi phí đầu vào thì đại dịch COVID-19 và việc khí hậu ngày càng biến đổi bất thường sẽ làm giảm bớt sự kỳ vọng về việc thị trường này sẽ ổn định trở lại, thậm chí ngay trong năm 2022./.

 

 

Theo TTXVN/Vietnam+
Ý kiến bạn đọc
  • Chủ động liên kết, phát huy sức mạnh của Hội trong phát triển kinh tế VAC thời kỳ mới

    Chủ động liên kết, phát huy sức mạnh của Hội trong phát triển kinh tế VAC thời kỳ mới

    Xuyên suốt các hoạt động trong thời gian qua và sắp tới, Hội Làm vườn Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm vấn đề hợp tác, phối hợp công tác của Hội với ngành Nông nghiệp và PTNT, các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức hội, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan trong và ngoài nước.

  • ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    Trước tình trạng hạn, mặn ngày càng diễn ra nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều nông dân đã chủ động chuyển đổi mô hình sản xuất đã thích ứng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu được dự báo sớm và biết cách thích ứng tốt, nông dân vẫn có thể sống khỏe giữa hạn, mặn.

  • Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, đất đai bằng phẳng, những năm qua người dân xã Phúc Trạch, xã Hương Khê (Hà Tĩnh) không ngừng mở rộng diện tích trồng cây gió trầm. Với nhiều chính sách khuyến khích trong đầu tư phát triển kinh tế, nhất là đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, cây gió trầm đã góp phần quan trọng giúp hàng trăm hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Top