Thời gian qua, đặc biệt từ sau bão số 6 lại nay bờ biển xã Xuân Hội (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm cây phi lao lớn thuộc khu vực rừng phòng hộ ven bờ biển bị sóng đánh bật gốc, cuốn trôi.
Tình trạng sạt lở bờ biển ở xã Xuân Hội ngày càng nghiêm trọng.
Hàng trăm cây phi lao thuộc rừng phòng hộ dọc bờ biển bị bật gốc và cuốn trôi.
Người dân sống khu vực ven biển xã Xuân Hội bày tỏ lo lắng khi triều cường, sóng biển đã và đang tiếp tục khiến bờ biển sạt lở ngày càng nghiêm trọng, cuốn trôi rừng phi lao phòng hộ có nguy cơ tiến sát vào tuyến đê chắn song và khu dân cư.
Người dân nơi đây rất lo lắng vì tình trạng biển xâm lấn ngày càng nghiêm trọng.
Trao đổi với phóng viên, ông Trịnh Quang Luật, Chủ tịch UBND xã Xuân Hội cho biết, tình trạng sạt lở bờ biển diễn ra tại địa phương đã tồn tại từ năm 2020 cho đến nay. Nhưng từ sau bão số 6 vừa qua thì tình trạng sạt lở xảy ra càng mạnh, nhiều đoạn sạt lở nghiêm trọng, nhiều diện tích rừng phòng hộ bị cuốn trôi.
Được biết, toàn xã Xuân Hội có tổng chiều dài bờ biển khoảng 5 km nhưng hiện nay đã có khoảng hơn 2km đang bị sạt lở, vị trí bị sóng ăn vào sâu nhất là 10m.
Nhiều cây phi lao lớn của rừng phòng hộ ven biển bị sóng đánh bật gốc.
Tình trạng triều cường và sóng biển lớn làm sạt lở đất, cuốn đổ sập cây phi lao phòng hộ chắn sóng trước đê ở dọc ven biển xảy ra ngày càng phức tạp, nghiêm trọng, ăn sâu vào gần tuyến đê nhưng chưa có cách nào để khắc phục, ngăn chặn hiệu quả.
Chính quyền cùng người dân đang nỗ lực tìm phương án khắc phục nhưng chưa có kết quả.
Trước tình trạng đó, chính quyền địa phương và người dân đã để tìm cách ứng phó, đặc biệt mỗi khi có mưa lũ. Đồng thời có văn bản trình, kiến nghị lên cơ quan chức năng cấp trên để có phương án khắc phục trước mắt và lâu dài.
Chính quyền địa phương, các nghành chức năng cùng người dân nơi đây đang cố gắng tìm cách để chống sạt lở bờ biển nhưng chưa có kết quả khả quan.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.