Dù không rơi vào khung giờ vàng, nhưng qua livestream bán các sản phẩm OCOP Tu Mơ Rông, có khoảng 300.000 lượt tiếp cận sản phẩm. Số lượt xem là 50.000 người. Số đơn hàng được chốt bán là 730 đơn với giá trị hơn 200 triệu đồng. Đồng bào Xơ Đăng đã tự lập đội livestream, tự chốt đơn, bán sản phẩm, mang lại thu nhập cho chính mình.
Ngày 16/12, ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), cho biết, đã yêu cầu cơ quan chuyên môn báo cáo kết quả chi tiết về hiệu quả thu được từ cuộc thi livestream bán hàng trên nền tảng Tiktok do huyện tổ chức.
Theo ông Mạnh, bước đầu, các dữ liệu từ cơ quan chuyên môn cung cấp sơ bộ cho thấy, hội thi đã thu được nhiều kết quả tích cực, mở ra cơ hội lớn cho đồng bào Xơ Đăng trong việc tìm kiếm đối tác bán hàng trên sàn thương mại điện tử, nâng cao thu nhập từ chính đặc sản địa phương do chính họ vun trồng.
Người dân livestream bán hàng là 30 sản phẩm OCOP huyện Tu Mơ Rông
Cụ thể, tham dự cuộc thi livestream có 2 bảng dành cho đội chuyên nghiệp là các KOL (nhà sáng tạo nội dung có lượt theo dõi cao trên nền tảng Tiktok) và đội không chuyên với sự tham gia 11 đội của 11 xã trên địa bàn.
Các trang Tiktok sử dụng để tham gia thi livestream có tổng lượt follow (theo dõi) trên 1 triệu. Sản phẩm để livestream bán hàng là 30 sản phẩm OCOP địa phương và các sản phẩm đặc trưng khác. Thời gian livestream diễn ra từ 15 giờ 30 đến 17 giờ 30 ngày 10/12. Dù không rơi vào khung giờ vàng, nhưng đã có khoảng 300.000 lượt tiếp cận sản phẩm. Số lượt xem là 50.000 người. Số đơn hàng được chốt bán là 730 đơn, chủ yếu các mặt hàng như: sâm Ngọc Linh ngâm mật ong, mứt sâm, trà sâm... với giá trị hơn 200 triệu đồng.
Cuộc thi livestream bán các sản phẩm OCOP và đặc sản địa phương cũng mang lại nhiều cái nhất, chưa từng xuất hiện ở huyện Tu Mơ Rông và tỉnh Kon Tum. Đó là lần đầu tiên, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, có kinh nghiệm bán hàng trên sản điện tử trực tiếp giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP Tu Mơ Rông. Đặc biệt, những người này còn “bắt tay” với các đơn vị quản lý các nhãn hàng để quảng bá, giới thiệu nhằm tăng uy tín, tăng độ nhận diện cho sản phẩm OCOP ngay sau hoạt động đánh giá sản phẩm OCOP Tu Mơ Rông năm 2024.
Sâm Ngọc Linh làm ra các sản phẩm như: sâm Ngọc Linh ngâm mật ong, mứt sâm, trà sâm..., được người tiêu dùng ưa chuộng
Đây cũng là lần đầu tiên, huyện Tu Mơ Rông mời các KOL tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho đồng bào dân tộc Xơ Đăng và bà con đã tự tổ chức các đội livestream chuyên nghiệp để quảng bá cho sản phẩm OCOP của địa phương mình. Trong đó, bằng những các giới thiệu mộc mạc, gần gũi, thực tế, bà con đã thuyết phục được khách hàng chốt đơn, qua đó bán được hàng, có thu nhập.
“Thông qua cuộc thi livestream, thương hiệu sản phẩm OCOP Tu Mơ Rông đã được quảng bá rộng rãi cho lượng khách hàng mới. Đồng bào Xơ Đăng đã làm quen, có kinh nghiệm bán hàng qua kênh thương mại điện tử, mở ra cơ hội trong việc tiếp cận nhóm khách hàng mới, giảm tối đa chi phí các kênh phân phối, hệ thống bán lẻ. Với thành quả như vậy, huyện tin tưởng sắp tới, với nền tảng, kiến thức sẵn có, đồng bào Xơ Đăng sẽ có thêm nguồn thu ổn định trong việc bán sản phẩm đặc trưng của quê hương, từ đó nâng cao đời sống, hướng đến thoát nghèo, vươn lên làm giàu”, ông Mạnh nói.
Cũng theo ông Mạnh, trong định hướng sắp tới, huyện sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch triển khai chương trình tập huấn bán hàng trên sàn điện tử theo từng giai đoạn. Việc này nhằm trang bị cho đồng bào Xơ Đăng các kiến thức đầy đủ, toàn diện khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử, hướng đến sự chuyên nghiệp trong khâu quảng bá, giúp người người, nhà nhà có thể tiếp cận, mua được các sản phẩm OCOP giá trị do chính đồng bào huyện Tu Mơ Rông làm ra.
Trước đó, như Kinh tế nông thôn đã thông tin, chương trình tập huấn sàn thương mại điện tử và thi livestream trên nền tảng mạng xã hội là một trong 6 hoạt động do huyện Tu Mơ Rông tổ chức trong Tuần Văn hóa - Du lịch lần thứ V vừa qua. Tại hoạt động này, huyện đã mời các KOL tham gia tập huấn bán hàng thương mại điện tử cho 204 chủ thể đại diện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, địa phương, người dân; tổ chức cuộc thi livestream bán hàng để quảng bá sản phẩm địa phương…
Sáng nay (12/12), Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ hưởng ứng, ủng hộ Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Tại buổi lễ, các cơ quan báo chí: Báo Pháp luật Việt Nam, Báo Xây dựng, Báo Tiền Phong và Tạp chí Nhà Đầu tư đã đóng góp hỗ trợ cho Chương trình, với tổng kinh phí 200 triệu đồng…
“Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.
Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.