Ngày 14/12, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2023 với chủ đề "Kiến tạo dữ liệu số - thúc đẩy liên kết vùng", sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Năm dữ liệu số quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2023 với hơn 20 hoạt động phong phú diễn ra trong tháng 12/2023. Trong đó, các hoạt động trọng tâm và nổi bật nhất diễn ra trong ngày 14/12/2023. Sự kiện thu hút hơn 2.000 lượt khách tham dự đại diện các cơ quan, Bộ, ngành Trung ương, các cơ quan quản lý Nhà nước, các hiệp hội, các tổ chức, tập đoàn doanh nghiệp uy tín trên cả nước, cùng đại diện các cơ quan truyền thông.
Ngày 14/12, tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2023 với chủ đề "Kiến tạo dữ liệu số - thúc đẩy liên kết vùng".
Hơn 50 chuyên gia, diễn giả hàng đầu về chuyển đổi số, lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp chia sẻ và thảo luận trong 4 phiên chuyên đề. Phiên toàn thể với chủ đề: Kiến tạo dữ liệu số - thúc đẩy liên kết vùng; chuyên đề 1 - Thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp; chuyên đề 2 - Kiến tạo và khai thác dữ liệu số - tạo đột phá phát triển du lịch văn hoá; chuyên đề 3 - Quản trị và khai thác dữ liệu số ngành Y tế.
Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2023 còn tổ chức hoạt động triển lãm gồm hơn 20 gian hàng giới thiệu, trưng bày, trình diễn các giải pháp, ý tưởng, sản phẩm công nghệ số tiêu biểu, xe điện thông minh...
Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2023 được kỳ vọng sẽ không chỉ mang lại những thông tin, kinh nghiệm, giải pháp hữu ích về kiến tạo và khai thác dữ liệu số, mà còn mong muốn thúc đẩy liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong vùng. Thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp với các địa phương trong công tác chuyển đổi số, khai thác dữ liệu số tạo đột phá phát triển kinh tế xã hội ở Thừa Thiên - Huế nói riêng và toàn vùng kinh tế miền Trung.
Nhiều sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu ở Thừa Thiên Huế cũng có mặt tại triễn lãm.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, việc quản lý, khai thác có hiệu quả các nguồn dữ liệu đã đem lại cho tỉnh Thừa Thiên - Huế nhiều lợi ích thiết thực. Người dân, doanh nghiệp được tiếp cận một cách dễ dàng hơn với các nguồn thông tin như bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch, dữ liệu sức khỏe cá nhân, thông tin thời tiết thông qua ứng dụng di động Hue-S.
Chuyển đổi số giúp người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ, sản xuất.
Theo ông Bình, hệ thống di sản, văn hóa được số hóa đã giúp việc lưu trữ được tiến hành một cách khoa học hơn đồng thời phục vụ đắc lực cho công tác trùng tu, tôn tạo và đem lại những sản phẩm du lịch mới, trải nghiệm mới cho du khách.
Chủ tịch VINASA Nguyễn Văn Khoa cho rằng, tỉnh Thừa Thiên Huế cần nhanh chóng xây dựng chiến lược về dữ liệu địa phương kết hợp trí tuệ nhân tạo; áp dụng trí tuệ nhân tạo vào các hoạt động điều hành, phục vụ người dân, đồng thời xây dựng hạ tầng tính toán đáp ứng xử lý hệ thống dữ liệu và trí tuệ nhân tạo trong thời gian tới. Đặc biệt, nhằm thúc đẩy liên kết vùng, Thừa Thiên Huế có thể lựa chọn các địa phương lân cận để xây dựng dữ liệu giao thông hoặc y tế giúp người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ trong quá trình làm việc.
Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2023 được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp với các địa phương trong công tác chuyển đổi số, khai thác dữ liệu số tạo đột phá phát triển kinh tế xã hội ở toàn vùng kinh tế miền Trung.
Cũng tại Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2023 còn tổ chức hoạt động triển lãm gồm hơn 20 gian hàng giới thiệu, trưng bày, trình diễn các giải pháp, ý tưởng, sản phẩm công nghệ số tiêu biểu, xe điện thông minh... đến từ các tập đoàn, tổ chức, doanh nghiệp công nghệ thông tin với những giải pháp công nghệ về tạo lập - xử lý - khai thác dữ liệu toàn diện, về công nghệ Al - trợ lý ảo với mong muốn trình diễn, giới thiệu những công nghệ mới của thế giới đến công chúng và doanh nghiệp, khách hàng.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.