Với chủ đề “Vũ điệu Hạ Long – Hoà nhịp năm châu”, Lễ hội Carnavall Hạ Long 2023 sẽ có nhiều điểm mới và diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc thu hút khách du lịch.
Theo đó, Carnaval Hạ Long 2023 diễn ra vào lúc 20h ngày 1/5, tại đường Võ Nguyên Giáp, phường Bãi Cháy; bao gồm 4 phần: Khai hội, chương trình nghệ thuật sân khấu, vũ hội đường phố. Phần kết thúc sẽ có bắn pháo hoa tầm thấp 15 phút với sự góp mặt của nhiều ca sĩ nổi tiếng trong nước.
Lễ hội Carnaval Hạ Long năm 2022.
Để tạo ấn tượng cho người xem, Carnaval Hạ Long 2023 sẽ có nhiều điểm mới với thủ pháp nghệ thuật sân khấu, công nghệ ánh sáng hiện đại. Khu vực phía sân khấu biểu diễn sẽ kết hợp nhiều hiệu ứng kỹ xảo. Trên các xe hoa mô hình, đạo cụ, phục trang biểu diễn sẽ sử dụng nhiều chất liệu bắt sáng, tạo hình ảnh rực rỡ hiện đại, đa sắc màu.
Ban Tổ chức Lễ hội dự kiến mời các ca sĩ, vũ đoàn nổi tiếng, hoa hậu, diễn viên chuyên nghiệp, nghệ nhân dân gian và gần 2.000 diễn viên tham gia thực hiện chương trình.
Carnaval Hạ Long 2023 sẽ là câu chuyện được cấu trúc bởi các yếu tố lịch sử, nghệ thuật, huyền thoại, sự cởi mở, thiên nhiên, phát triển... thể hiện Hạ Long là nơi hội tụ những điều tốt đẹp nhất, xứng đáng với ngôi vị điểm đến hàng đầu châu Á.
Mục tiêu của thành phố là lan tỏa, xây dựng hình ảnh vịnh Hạ Long với hành trình 29 năm UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới và khẳng định thương hiệu Carnaval Hạ Long 2023 năm thứ 15 - điểm đến của những nụ cười, tinh thần hiếu khách. Đây cũng là chất xúc tác để đưa hình ảnh du lịch Hạ Long trở nên đẹp hơn, ấn tượng hơn trong lòng du khách.
Dịp 30/4 - 1/5, TP. Hạ Long còn tổ chức một loạt hoạt động thú vị và hấp dẫn như: Lễ hội đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn; Liên hoan các nhóm nhảy hiện đại thành phố Hạ Long; Lễ hội thả diều; Giao lưu dân vũ, dưỡng sinh; hoạt động thể thao chào mừng ngày Giải phóng vùng Mỏ 25/4, ngày Giải phóng miền Nam 30/4, ngày Quốc tế lao động 1/5...
Phạm Trang
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.