Đó là đánh giá của lãnh đạo ngành Nông nghiệp và PTNT một số tỉnh, thành phố cũng như lãnh đạo chính quyền địa phương, doanh nghiệp mà phóng viên Kinh tế nông thôn thường xuyên tác nghiệp.
Nhờ đi sâu, bám sát địa bàn mà phóng viên Kinh tế nông thôn đã thông tin kịp thời tình hình kinh tế - xã hội cũng như mong muốn, kiến nghị, đề xuất của nhà vườn, chủ trang trại...
Những năm qua, Tạp chí Kinh tế nông thôn đã kịp thời tuyên truyền về tình hình sản xuất, tiêu thụ, quảng bá các sản phẩm nông sản của Bắc Giang, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.
Ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang: Song hành cùng nông nghiệp Bắc Giang
Kinh tế nông thôn luôn gắn bó với Bắc Giang, thường xuyên cử phóng viên đưa tin, viết bài về tình hình kinh tế, xã hội, trong đó lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn được Tạp chí rất chú trọng. Do phóng viên thường xuyên đi cơ sở nên bài viết đa dạng, có chiều sâu, ở nhiều góc độ khác nhau. Qua các bài viết thấy được cách làm hay, mô hình điển hình, cách làm sáng tạo từ cơ sở, từ cơ quan chuyên môn, của cấp ủy, chính quyền các cấp... Ngoài mặt làm tốt, cũng có những bài viết phản ánh mô hình chưa tốt, những hạn chế, tồn tại, qua đó lấy cái tốt dẹp cái xấu, nhân rộng cái tốt, hạn chế cái yếu kém.
Là cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp, thấy được vai trò của Kinh tế nông thôn rất là rõ. Cảm ơn Kinh tế nông thôn, cảm ơn nhà báo của Kinh tế nông thôn thời gian qua đã đồng hành cùng Bắc Giang trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trong việc tuyên truyền lĩnh vực tam nông. Nhân dịp kỷ niệm 35 ngày xuất bản ấn phẩm đầu tiên, thay mặt lãnh đạo ngành Nông nghiệp Bắc Giang, cảm ơn sự đóng góp của Kinh tế nông thôn, cảm ơn các phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo Tòa soạn đã đồng hành giúp chúng tôi làm tốt hơn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn - lĩnh vực rộng, rất khó khăn.
Thời gian tới, Bắc Giang xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn là lĩnh vực tiếp tục được quan tâm. Năm 2022, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết 19 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 37-CTr/TU, UBND tỉnh có kế hoạch thực hiện, các cấp ủy, chính quyền các cấp cũng triển khai thực hiện nội dung này. Như vậy, nông nghiệp, nông dân, nông thôn sẽ tiếp tục được Bắc Giang đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển.
Do vậy, chúng tôi xác định tuyên truyền cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn là rất quan trọng, trong đó, có Tạp chí Kinh tế nông thôn đơn vị báo chí có quá trình đồng hành rất nhiều năm qua. Tôi tin tưởng, Tạp chí sẽ tiếp tục đồng hành trong việc thông tin tuyên truyền các hoạt động về lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; quảng bá giới thiệu các mặt hàng nông sản, các sản phẩm OCOP, cách làm hay ở Bắc Giang để nhân rộng; tiếp tục đồng hành cùng Bắc Giang trong quá trình đưa thông tin, phối hợp, làm sao chúng ta đưa thông tin đa chiều,khách quan, chân thực, phản ánh được hơi thở của cuộc sống. Đề nghị Kinh tế nông thôn tiếp tục cử phóng viên thường xuyên liên hệ với Sở Nông nghiệp và pTNT, các huyện, thành phố, các đơn vị chuyên môn của Sở, tạo sự gắn bó hơn trong thời gian tới.
\
Hải Phòng phấn đấu đến hết năm 2025, sẽ hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu cho 100% số xã trên địa bàn thành phố.
Ông Bùi Thanh Tùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hải Phòng: Cùng địa phương tuyên truyền xây dựng NTM
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), từ năm 2011, TP. Hải Phòng triển khai trên địa bàn 137 xã. Sau hơn 10 năm, với sự chỉ đạo quyết liệt, sự vào cuộc mạnh mẽ của hệ thống chính trị các cấp và sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư nông thôn, kết quả xây dựng NTM của thành phố đạt được nhiều thành tựu… Đến hết năm 2019, thành phố đã có 100% số xã đạt chuẩn NTM. Năm 2020, Cát Hải được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM; năm 2022, Thủy Nguyên, An Dương, Kiến Thụy, Tiên Lãng được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM.
Với quan điểm, xây dựng NTM là nhiệm vụ thường xuyên của cả hệ thống chính trị và nhân dân, Hải Phòng xác định xây dựng NTM phải gắn với công nghiệp hóa nông nghiệp, đô thị hóa nông thôn; tập trung nguồn lực, đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn phù hợp với quá trình đô thị hoá, đặc biệt là chuẩn bị cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cho việc chuyển đổi một số huyện lên quận.
Hải phòng đặt mục tiêu xây dựng NTM kiểu mẫu và lựa chọn xây dựng tiêu chí NTM kiểu mẫu, chủ yếu về giao thông, theo 4 quy mô cấp đường, gồm: Đường trục chính từ trung tâm xã đến đường huyện và đường liên xã; đường trục chính từ trung tâm xã đến trung tâm các thôn và đường liên thôn; đường trục thôn; đường ngõ xóm.
Trong 3 năm thực hiện xây dựng NTM kiểu mẫu tại 22 xã, đến nay, các địa phương đã vận vận động 9.127 hộ gia đình, cá nhân, tổ chức hiến tặng 380.828m2 đất (gồm: 111.369m2 đất ở; 168.787m2 đất nông nghiệp; 105.672m2 đất khác). Giải toả vật kiến trúc của 8.628 hộ gia đình, cá nhân, tổ chức.
Thời gian tới, TP. Hải Phòng tiếp tục đẩy mạnh xây dựng NTM kiểu mẫu; phấn đấu hết năm 2025 hoàn thành xây dựng NTM kiểu mẫu cho 100% số xã trên địa bàn thành phố.
Trong suốt quá trình TP. Hải Phòng thực hiện xây dựng NTM, phóng viên Văn phòng Đông Bắc Bộ - Tạp chí Kinh tế nông thôn đã bám sát, kịp thời chuyển tải thông tin về nội dung, tiến độ xây dựng NTM, góp phần cùng địa phương thực hiện tốt Chương trình xây dựng NTM.
Đề nghị Kinh tế nông thôn tiếp tục đồng hành cùng người dân và các cấp chính quyền thành phố trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM kiểu mẫu.
Ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh: Đồng hành cùng ngành Nông nghiệp Hà Tĩnh
Hơn 30 năm sau ngày tái lập tỉnh, ngành Nông nghiệp Hà Tĩnh đã chuyển từ nền sản xuất nhỏ sang nền kinh tế hàng hóa hội nhập, vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa tạo thế cạnh tranh cho nông sản “made in Hà Tĩnh”, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.
Để đạt được những kết quả đáng khích lệ đó, ngoài sự nỗ lực của toàn thể nhân dân, của tỉnh, của các cấp, các ngành ở Hà Tĩnh, còn có sự đóng góp không nhỏ của các cơ quan báo chí trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt là sự đóng góp của Tạp chí Kinh tế nông thôn tại địa bàn, luôn sát cánh cùng Đảng bộ, chính quyền và nông dân Hà Tĩnh, luôn động viên, ghi nhận, đúc kết nhiều phương pháp, cách làm hay và có chính kiến rõ ràng, vì vậy, tạo hiệu ứng tốt thúc đẩy phong trào. Nhiều bài viết có chiều sâu, không chỉ phản ánh mà còn phân tích, chỉ ra được nguyên nhân của thành công, nêu gương điển hình tiên tiến để tuyên truyền, chia sẻ kinh nghiệm cho các địa phương, đơn vị bạn.
Tạp chí Kinh tế nông thôn đã phản ánh được không khí lao động sản xuất, chung tay xây dựng NTM, cung cấp cho độc giả một cái nhìn sinh động, toàn cảnh trên nhiều lĩnh vực; phản ánh được không khí phấn khởi, vào cuộc với những bài viết sâu sắc, có ý nghĩa và sức lan tỏa tích cực, rộng rãi, góp phần tạo nên những chuyển biến sâu sắc về nhận thức, khơi dậy tiềm năng, nỗ lực vượt qua khó khăn; cổ vũ người dân, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, xã hội.
Điều đáng ghi nhận nữa là chất lượng thông tin của Tạp chí Kinh tế nông thôn ngày càng được nâng lên, nội dung phong phú, toàn diện, phóng viên địa bàn năng nổ, nhiệt tình, tâm huyết.
Mừng Xuân Quý Mão 2023, kỷ niệm 35 năm Kinh tế nông thôn xuất bản ấn phẩm đầu tiên, chúc cán bộ, phóng viên, biên tập viên Tạp chí luôn tâm sáng, bản lĩnh và ngày càng chiếm được chỗ đứng trong lòng bạn đọc.
Ông Hồ Trọng Phương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT kiêm Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Quảng Ngãi: Góp phần lan tỏa các sản phẩm OCOP
Từ năm 2011 đến nay, phóng viên thường trú của Kinh tế nông thôn tại Quảng Ngãi thường xuyên tuyên truyền về phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đẩy mạnh thực hiện Chương trình “Mỗi xã 1 sản phẩm” (OCOP), tái cơ cấu kinh tế ngành Nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây cây trồng, vật nuôi… Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, phát huy vai trò của người dân và được xã hội đồng tình hưởng ứng mạnh mẽ, tạo ra sức lan tỏa lớn và thật sự mang lại hiệu quả thiết thực đối với các chương trình.
Ông Hồ Trọng Phương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT kiêm Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Quảng Ngãi (bên phải) tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
Trong nhiều năm qua, phóng viên thường trú của Kinh tế nông thôn trên địa tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều bài viết giới thiệu các mô hình khuyến nông, mô hình kinh tế nông nghiệp, gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi…, giúp bà con nông dân có thể tham quan học hỏi; góp phần giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng; các doanh nghiệp liên kết hợp tác thu mua một số nông sản chủ lực của địa phương.
Các ấn phẩm của Kinh tế nông thôn tuyên truyền về phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với an ninh lương thực quốc gia. Kết quả khai thác, nuôi trồng hải sản của ngư dân; những chủ trương, cơ chế của tỉnh, những biện pháp hỗ trợ của các địa phương, doanh nghiệp… giúp ngư dân yên tâm bám biển.
Tạp chí thông tin kịp thời tình hình phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn cứu hộ, việc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả bão lụt trong những mùa mưa bão trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Ông Phan Văn Tuyên, Chủ tịch UBND huyện Yên Thành (Nghệ An): Lan tỏa những mô hình nông nghiệp hiệu quả
Yên Thành là huyện nông nghiệp, là vùng trọng điểm lúa của Nghệ An. Những năm qua,Tạp chí Kinh tế nông thôn (trước là Báo Kinh tế nông thôn, cả báo in và điện tử) rất gần gũi với chúng tôi. Tạp chí thường xuyên, liên tục tuyên truyền về công cuộc xây dựng NTM của huyện và các xã, nêu lên những kinh nghiệm, cách làm hay trong xây dựng NTM, tuyên truyền về các mô hình làm kinh tế giỏi như: Nuôi ốc ở xã Phúc Thành, trồng cam và nuôi ong lấy mật ở xã Đồng Thành, xây dựng cơ sở vật chất văn hóa ở xã Tăng Thành, an ninh nông thôn ở xã Sơn Thành… Nhờ có báo chí, các mô hình này không những lan tỏa trong huyện mà còn là những bài học bổ ích đối với các xã trong tỉnh và khắp cả nước…
Một điều quan trọng nữa là từ tiếng nói của Kinh tế nông thôn đã tạo nên sự đồng thuận từ ý Đảng đến lòng Dân, từ trên xuống dưới, giúp Yên Thành hoàn thành xây dựng huyện NTM, đang tiến tới xây dựng huyện NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Tổng giám đốc Công ty Tảo Việt Nam, nông dân xuất sắc 2022: Kinh tế nông thôn luôn đồng hành cùng doanh nghiệp
Là doanh nhân, đồng thời là nông dân xuất sắc, tôi tiếp xúc với nhiều nhà báo, nhiều cơ quan báo chí nhưng tôi thấy Kinh tế nông thôn là cơ quan báo chí thân thiết, thủy chung với chúng tôi. Khi doanh nghiệp khó khăn, cần tiếng nói của công luận, Kinh tế nông thôn đã lên tiếng, đồng hành cùng chúng tôi. Khi chúng tôi sản xuất, tạo ra các sản phẩm từ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao rất bổ dưỡng nhưng còn mới lạ với người tiêu dùng như Tảo xoắn Spirulina, Đậu tương lên men Nattokinaza, Đông trùng hạ thảo đạt tiêu chuẩn thì Kinh tế nông thôn đã lên tiếng, tuyên truyền quảng bá cho chúng tôi. Đến nay, các sản phẩm này đã được người tiêu dùng biết đến và trở thành sản phẩn quen thuộc.
Ông Nguyễn Văn Hùng trao quà từ thiện cho bà con dân tộc huyện Quỳnh Lưu.
Các bài viết của Kinh tế nông thôn (trên Tạp chí in và điện tử kinhtenongthon.vn) đã giúp môi trường sống của chúng tôi trong lành hơn khi trong năm 2022, đã lên tiếng về tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu đô thị thuộc phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Từ bài viết đó, chính quyền các cấp đã có biện pháp xử lý, trả lại môi trường trong sạch cho người dân.
Ông Nguyễn Văn Đông, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Thế (Bắc Giang): Quảng bá các sản phẩm chủ lực
Thời gian qua, Kinh tế nông thôn phối hợp chặt chẽ trong việc tuyên truyền gắn với các nhiệm vụ chính trị của huyện Yên Thế cũng như tỉnh Bắc Giang. Qua công tác tuyên truyền, góp phần quảng bá hình ảnh huyện Yên Thế cũng như các sản phẩm chủ lực đặc trưng, đặc biệt là đối với các sản phẩm thế mạnh như: gà đồi, rừng kinh tế, các sản phẩm OCOP...
Phóng viên của Kinh tế nông thôn bám sát thực tế, kịp thời phản ánh tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm vải thiều.
Có thể nói, thời gian qua, việc phối hợp giữa Kinh tế nông thôn và địa phương khá tốt, chặt chẽ, gắn bó; các bài viết hết sức khách quan. Thời gian tới, mong Kinh tế nông thôn tiếp tục phối hợp chặt chẽ với địa phương để tuyên truyền về thành tựu kinh tế - xã hội; giới thiệu, quảng bá các sản đặc trưng của huyện để đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội Yên Thế phát triển.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.