Trước những tình hình khó khăn và vướng mắc đối với thị trường Bất động sản (BĐS) hiện tại, sáng ngày 7/4, Tại TP. Hồ Chí Minh , Tạp chí Nhà đầu tư đã tổ chức Hội thảo “ Khơi thông dòng vốn trong nước và ngoài nước cho thị trường Bất động sản trong bối cảnh mới”
Quá nhiều khó khăn
Trong thời gian qua, thị trường BĐS và hoạt động của các doanh nghiệp BĐS gặp rất nhiều khó khăn, nhất là nguồn vốn, thanh khoản và thủ tục pháp lý. Những khó khăn dễ thấy đó là ách tắc về dòng vốn, đặt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, chính trị toàn cầu đang có những chuyển biến mới phức tạp và mau lẹ, kinh tế thế giới đứng trước nguy cơ suy thoát, kinh tế trong nước đối mặt với nhiều thách thức mới, tăng trưởng GDP quí I 2023 chỉ đạt 3,3%...
BĐS Thành phồ Hồ Chí Minh, đang trong giai đoạn chuyển mình
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới, tạo dựng khung khổ pháp lý để tháo gỡ khó khăn và những vướng mắc cho thị trường BĐS. Tuy nhiên, để các vấn đề nêu trên sớm thực thi có hiệu quả thì vẫn cần thời gian và sự quyết tâm của các toàn hệ thống.
Sau giai đoạn hứng chịu đại dịch Covid – 19 với mức tăng trưởng rất thấp (2.9% năm 2020 và 2,6% năm 2021), Kinh tế Việt Nam cũng đã cố gắng hết sức và chỉ đạt 8,0% năm 2022. Nhưng đã phục hồi kinh tế đã có dấu hiệu chuẩn lại từ giữa quí III năm 2022, khó khăn ngày càng lộ rõ, ập đến từ bên trong và bên ngoài nền kinh tế. Năm 2023, Việt Nam được nhìn nhận là phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Bức tranh kinh tế quí I 2023 càng cho thấy điều đó, đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% Quốc hội đề ra vô cùng thách thức, nỗ lực phải rất lớn, chưa kể đến tình hình biến động trên thế giới hiện tại.
Theo nhận định của TS Cấn Văn Lực, nền kinh tế của thế giới và Việt Nam năm vừa qua phải chịu ảnh hưởng bởi “3 cơn gió ngược dòng”, là suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường Trung Quốc đã mở cửa trở lại nhưng vẫn còn tăng trưởng khá chậm; thị trường tài chính tiền tệ toàn cầu, tương đối bất ổn.
Dòng vốn và pháp lí chính là khó khăn lớn nhất cho thị trường BĐS. Về dòng vốn, Ông Lực cho rằng dư địa cho vay BĐS Việt Nam vẫn còn, vấn đề là cất trúc vốn của thị trường BĐS đang không hợp lý.
Những bước chuyển mình cho BĐS trong bối cảnh mới
Chính phủ đã ban hành các Nghị định, Nghị quyết và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều Quy định, Chỉ thị nhằm tháo gỡ vướng mắc, khắc phục khó khăn, ách tắc, khơi thông dòng vốn cho thị trường BĐS và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Những động thái nói trên cho thấy sự quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc khơi thông ách tắc, thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn lành mạnh, bền vững, đóng góp hữu hiệu, tích cực vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của nước ta sau đại dịch Covid – 19.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài ( Bộ KH&ĐT) nhận định, các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng thị trường BĐS tại Việt Nam với quy mô dân số lớn vẫn luôn hấp dẫn họ theo đuổi. Việt Nam vẫn là nước có hướng đô thị hóa mãnh liệt,Chính phủ quyết tâm xây dựng nền công nghiệp không khói làm ngành mũi nhọn phát triển.
Số lượng khách hàng và tầng lớp trung lưu, thượng lưu ngày càng tăng, đi kèm với quá trình đô thị hóa nhanh tại các thành phố lớn sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu về nhà ở tại Việt Nam. Đồng thời BĐS nghỉ dưỡng cũng là phân khúc mà các nhà đầu tư thông minh có thể tìm kiếm cơ hội để gia nhập vào thị trường BĐS Việt Nam, đặc biệt ở Phú Quốc, Nha Trang, Phan Thiết…
Ngoài ra, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài ( Bộ KH&ĐT) cho rằng sự xuất hiện của phân khúc BĐS chăm sóc sức khỏe, loại hình còn rất mới mẻ tại Việt Nam, là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư có tầm nhìn và biết cách nắm bắt cơ hội. Hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài còn dành sự quan tâm đặc biệt đối với BĐS nhà ở và văn phòng, xu hướng này đến từ nhu cầu của khách hàng ngày một tăng cao, trong khi giá thành vẫn còn hợp lý so sánh với giá BĐS ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với các thị trường lân cận như Singapore, Thượng Hải, Thâm Quyến… hứa hẹn sẽ trở thành điểm sáng của ngành BĐS trong thời gian sắp tới.