Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 15 tháng 8 năm 2023 | 15:18

Thừa Thiên-Huế: Cháy rừng phòng hộ tại huyện Phong Điền

Khu vực cháy tại rừng phòng hộ thôn Hải Đông, xã Phong Hải và khu vực giáp ranh xã Điền Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

7 vụ cháy liên tiếp trong vòng chưa đầy 20 ngày 

Từ ngày 30/7 đến nay, Thừa Thiên-Huế xảy ra 7 vụ cháy rừng, nguy cơ rừng bị cháy vẫn tiềm ẩn cao khi tình trạng nắng nóng gay gắt, nhiệt độ không khí tăng cao vẫn còn kéo dài trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, lại là tỉnh này chiều 14/8, Đồn Biên phòng Phong Hải, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên-Huế thông tin đơn vị vừa huy động cán bộ, chiến sỹ phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương tham gia chữa cháy rừng phòng hộ tại huyện Phòng Điền.
 
Theo đó, Khoảng 12h30 cùng ngày, khu vực rừng phòng hộ thôn Hải Đông, xã Phong Hải và khu vực giáp ranh xã Điền Hải thuộc huyện Phong Điền xảy ra cháy.

Sau khi nhận được tin báo, Đồn Biên phòng Phong Hải đã huy động cán bộ, chiến sỹ cơ động đến hiện trường, phối hợp với các lực lượng, chính quyền địa phương và nhân dân tham gia chữa cháy.

Lớp thực bì dày, thời tiết nắng nóng cộng với gió thổi mạnh khiến đám cháy lan nhanh. Các lực lượng đã chia thành từng tổ, triển khai các biện pháp dập lửa, khoanh vùng ngăn đám cháy lan rộng. Đến gần 16 giờ, đám cháy cơ bản được dập tắt. Theo thống kê bước đầu, vụ cháy đã gây thiệt hại khoảng 7,5ha rừng phòng hộ.

Nguyên nhân gây ra vụ cháy rừng đang được cơ quan chức năng xác minh, làm rõ.

Lực lượng chức năng tham gia dập tắt đám cháy (Ảnh: TTXVN)

Được biết, từ ngày 30/7 đến nay, Thừa Thiên-Huế xảy ra 7 vụ cháy rừng. Hiện nay, địa bàn tỉnh có nắng nóng gay gắt, nhiệt độ không khí tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất lớn.

Tỉnh này đã kêu gọi người dân và cộng đồng sống ven rừng hỗ trợ lực lượng kiểm lâm và lực lượng chức năng ngăn chặn tình trạng cháy rừng.Các lực lượng chức năng triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chữa cháy rừng; trong đó tập trung vào công tác chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy; huy động lực lượng; xử lý và trao đổi thông tin chữa cháy rừng; phân bổ trang thiết bị, dụng cụ chữa cháy; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân.

Trước đó, do diễn biến phức tạp của 6 vụ cháy rừng diễn ra liên tiếp trên địa bàn tỉnh từ ngày 30/7 đến ngày 6/8, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc họp khẩn với các đơn vị liên quan nhằm đánh giá tình hình, rút kinh nghiệm và đề ra các giải pháp để ngăn chặn tình trạng cháy rừng trong điều kiện nắng nóng gay gắt.

Đánh giá thực trạng các vụ cháy rừng xảy ra liên tiếp, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn nhận định, mặc dù các đơn vị, địa phương, các lực lượng phối hợp đã có nhiều cố gắng trong công tác chỉ đạo, thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), không quản khó khăn, hiểm nguy cùng sát cánh dập lửa, chữa cháy rừng, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục.

Trong các vụ cháy vừa qua, khẳng định lực lượng huy động chữa cháy khá đông, tuy nhiên công tác dẫn đường tiếp cận đám cháy chưa kịp thời nên một số lực lượng tham gia ứng cứu không tiếp cận nhanh đám cháy. Bên cạnh đó, thiếu sự hỗ trợ của lực lượng trực chòi trong chỉ huy chữa cháy nên hiệu quả chưa cao. Cùng với đó, địa hình rừng núi hiểm trở, xa nguồn nước, đường tiếp cận đám cháy nhỏ nên các phương tiện của lực lượng cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ khó tiếp cận; trang thiết bị, dụng cụ chữa cháy của lực lượng dân quân, bộ đội, chính quyền địa phương còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu, nên việc tiếp cận khu vực cháy lớn để dập lửa là rất khó khăn và nguy hiểm…

Tại cuộc họp, các bên đã nghiêm túc nhìn nhận những hạn chế, thiếu sót cần khắc phục trong công tác PCCCR trong thời gian tới.

Trước những nguy hiểm tiềm tàng của những vụ cháy rừng, Thiếu tướng Nguyễn Thị Xuân - Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng hiện nay, hiệu quả công tác PCCC rừng vẫn còn ở mức thấp. Bên cạnh đó, việc đầu tư phương tiện, trang thiết bị cho công tác này cũng còn nhiều hạn chế. Sự biến đổi khí hậu nhất là trong các đợt hạn hán, hanh khô sẽ tiếp tục là các yếu tố dẫn đến nguy cơ chay, đặt biệt là cháy rừng rất cao và khi xảy ra cháy, thiệt hại sẽ rất lớn.

Do đó Thiếu tướng Nguyễn Thị Xuân đề xuất cần tăng cường công tác tuyên truyền, có hình thức hỗ trợ phù hợp đối với công tác PCCC rừng cho lực lượng kiểm lâm, chủ rừng, lực lượng PCCC tại chỗ. 

Đồng thời đề nghị Bộ NN-PTNT làm rõ công tác phối hợp, xã hội hóa trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong thời gian qua.

Vũng Tàu: Chủ động phòng, chống cháy rừng mùa khô 2023

Thành phố Vũng Tàu là một trong những địa phương có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn của tỉnh với 3.380 ha (tập trung ở Núi Lớn, Núi Nhỏ - thành phố Vũng Tàu và Núi Nứa – xã Long Sơn), trong đó rừng có nguy cháy cao khoảng hơn 400 ha. Những ngày này, khi đang bắt đầu bước vào đầu mùa khô năm 2023, lực lượng kiểm lâm của thành phố đã và đang đang chủ động triển khai các biện pháp phòng chống cháy rừng. Dự báo, mùa khô năm 2023 này, tình hình thời tiết phức tạp, nguy cơ cháy rừng cao. Để chủ động phòng ngừa các tình huống xấu nhất, hiện nay, cơ quan chức năng và các địa phương trên địa bàn thành phố Vũng Tàu đang đẩy mạnh công tác phòng chống cháy rừng với nhiều biện pháp chủ động.

Có một thực tế là, hằng năm cứ vào mùa khô, khi thời tiết tại Vũng Tàu nắng nóng, nguy cơ cháy rừng là rất cao. Những năm qua, UBND thành phố Vũng Tàu đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan về việc tiếp tục khảo sát và xây dựng lộ trình đầu tư các bể chứa tại Núi Lớn, Núi Nhỏ để đảm bảo tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và hỗ trợ chăm sóc trồng rừng trong mùa khô; Lắp đặt nhiều bảng cảnh báo cháy rừng, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng thường xuyên được khuyến cáo, tuyên truyền đến người dân và mọi người dân cần nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy rừng, việc làm cháy rừng gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự, do vậy vào mùa hanh khô, người không có nhiệm vụ không được vào rừng và đặc biệt không tạo ra tác nhân gây cháy rừng như hút thuốc, đốt lửa, khi phát hiện cháy rừng phải kịp thời thông tin cho các cơ quan chức năng.

Những năm qua, để phòng, chống cháy rừng hiệu quả, các địa phương, đơn vị chức năng của thành phố Vũng Tàu đã chủ động tổ chức thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ) trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Các đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng, yêu cầu những hộ dân cư sống trong và ven rừng thực hiện cam kết các quy định bảo vệ rừng như không chặt phá rừng, không sử dụng lửa đốt rẫy, quét sạch lá rụng vào mùa khô… Ngoài ra, tại những vùng trọng điểm đều bố trí lực lượng trực 24/24 giờ, sẵn sàng các phương tiện, dụng cụ, hậu cần phục vụ chữa cháy.

Theo Hạt Kiểm lâm Vũng Tàu – Phú Mỹ thì: Do đặc điểm của rừng ở thành phố Vũng Tàu là có độ dốc lớn, xen lẫn khu dân cư và có đông khách du lịch tham quan nên có nhiều yếu tố nguy hiểm, có thể phát sinh cháy. Để chủ động đối phó, lực lượng kiểm lâm thành phố và các lực lượng chức năng có liên quan đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống. Các hồ chứa nước ở trong rừng, bìa rừng cũng luôn được bơm đầy để kịp thời ứng cứu khi xảy ra cháy. Lực lượng kiểm lâm thành phố cũng thành lập 4 tổ tuần tra rừng thường xuyên tại các khu vực núi Lớn, núi Nhỏ, khu vực phi lao ven biển (phường 10, 11, 12), và núi Nứa (xã Long Sơn). Ngoài lực lượng chuyên ngành bảo vệ rừng như kiểm lâm, phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy số 2, Ban Quản lý rừng phòng hộ, còn có hàng trăm người thuộc các lực lượng quân đội, dân quân địa phương được huy động, sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng.

Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng luôn được thành phố Vũng Tàu đặt lên hàng đầu trong mỗi mùa khô. Mùa khô 2023 đang đến. Có thể thấy, việc chăm sóc, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng là trách nhiệm không của riêng ai, vì thế, việc nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo vệ, phòng chống cháy rừng được thành phố Vũng Tàu, các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn thành phố chú trọng thực hiện. Nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng đã được triển khai như: Thông qua lực lượng kiểm lâm địa bàn; lồng ghép vào các cuộc họp tổ dân phố; phát trên hệ thống loa phát thanh của phường, xã…đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ, phòng chống cháy rừng.

Trí tuệ nhân tạo tham gia phòng chống cháy rừng tại Mỹ

Theo Engadget, Cục Lâm nghiệp và Phòng cháy chữa cháy California (Cal Fire) ngày 11.8 đã tiết lộ một chương trình mới, ứng dụng công nghệ AI trong việc phát hiện và phòng chống cháy rừng.

Được tạo ra với sự hợp tác của Đại học California San Diego, chương trình AI của Alert California lấy nguồn cấp dữ liệu từ 1.032 camera 360 độ được gắn tại nhiều khu vực và sử dụng AI để “xác định những bất thường trong nguồn cấp dữ liệu của camera”.

Sau đó, nó sẽ thông báo cho các dịch vụ khẩn cấp và các cơ quan chức năng khác để kiểm tra xem một đám cháy tiềm ẩn có đảm bảo phản ứng hay không.

Reuters cho biết, chương trình được triển khai từ tháng 7 này đã dập tắt ít nhất một vụ cháy rừng tiềm tàng. Một camera được cho là đã ghi lại được một ngọn lửa mới bùng cháy lúc 3 giờ sáng trong Rừng Quốc gia Cleveland xa xôi, nằm ở phía đông San Diego, bang California.

AI của chương trình đã phát hiện sự cố này và báo cho đội trưởng cứu hỏa. Sau đó, khoảng 60 lính cứu hỏa, hai máy ủi, hai xe chở nước và hai đội ngũ liên quan đã được đưa đến để dập tắt ngọn lửa. Theo thông báo của Cal Fire, ngọn lửa đã được dập tắt trong vòng 45 phút.

Trang web công nghệ Alert California đã tiết lộ về cách AI này hoạt động. Theo đó, họ sử dụng các bản quét LiDAR lấy từ máy bay và máy bay không người lái để tạo ra “thông tin ba chiều, chính xác như nhau về các bề mặt được quét”.

Kết hợp điều này với các đặc điểm vật lý của các loài cây, người ta có thể tìm hiểu thêm về sinh khối rừng và hàm lượng carbon của bang California. Cal Fire cho biết mô hình máy học đã tận dụng hàng petabyte dữ liệu từ máy ảnh để phân biệt giữa khói và các hạt khác trong không khí.

Hệ thống AI phát hiện cháy rừng này được phát triển bởi các kỹ sư từ công ty DigitalPath có trụ sở tại California. Cal Fire đã đầu tư hơn 20 triệu USD vào chương trình trong bốn năm qua và hứa hẹn sẽ có thêm khoảng 3,5 triệu USD trong tương lai gần.

“Hiện tại chúng ta đang ở trong vùng khí hậu khắc nghiệt. Chúng tôi cung cấp cho họ dữ liệu, bởi vì vấn đề này lớn hơn tất cả”, Neal Driscoll, giáo sư địa chất và địa vật lý tại công ty DigitalPath, người đóng vai trò là điều tra viên chính của chương trình, cho biết.

Tuy nhiên, ông nói thêm rằng cỡ mẫu hiện tại quá nhỏ để xác định hiệu quả tổng thể của chương trình.

Thanh Xuân (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top