Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 29 tháng 11 năm 2023  
Thứ năm, ngày 16 tháng 3 năm 2023 | 11:11

Tuyên Quang phấn đấu 100% các di tích được số hóa

Theo kế hoạch về thực hiện Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tỉnh Tuyên Quang phấn 100% các di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh, di tích trong Danh mục kiểm kê được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số.

Nhằm mục tiêu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu của tỉnh về di sản văn hóa đồng bộ với quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản văn hóa, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững; bảo đảm tích hợp vào khung kiến trúc Chính phủ điện tử, kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh và Hệ tri thức Việt số hóa… Đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện liên thông dữ liệu số quốc gia về di sản văn hóa, đảm bảo đáp ứng hiệu quả dịch vụ cho xã hội, cộng đồng ở mọi lúc, mọi nơi.

Di sản Hát Then được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.

Theo đó, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, bảo tàng và di sản tư liệu của các dân tộc trong tỉnh, bao gồm: Hồ sơ, tư liệu bảo vật quốc gia, hiện vật của bảo tàng và các di tích; hồ sơ, tư liệu di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh, di tích trong Danh mục kiểm kê; di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (nếu có); hồ sơ, tư liệu di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Danh mục kiểm kê; di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu (nếu có) được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh.

Tỉnh Tuyên Quang đặt ra mục tiêu 100% các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản tư liệu (nếu có) được UNESCO ghi danh được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số. 100% các di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh, di tích trong Danh mục kiểm kê được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số.

100% các bảo vật quốc gia, các di sản trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số; ưu tiên số hóa theo nhu cầu sử dụng của xã hội các di tích quốc gia và các hiện vật, nhóm hiện vật tại các bảo tàng, các di tích. 100% người làm công tác chuyên môn trong ngành di sản văn hóa được đào tạo, đào tạo lại, cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số.

Tỉnh Tuyên Quang giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, xây dựng và triển khai Kế hoạch số hóa, cập nhật dữ liệu về di sản văn hóa hàng năm theo kế hoạch, tiêu chuẩn kỹ thuật chung do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, hướng dẫn. Căn cứ nhiệm vụ của Chương trình, tình hình thực hiện nhiệm vụ của năm trước, tham mưu UBND tỉnh phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định các nhiệm vụ của Chương trình, dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ từ nguồn ngân sách Trung ương, gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, rà soát; tổ chức sử dụng, khai thác các phần mềm dùng chung bảo đảm đồng bộ, thống nhất và khả năng cập nhật dữ liệu thuận lợi trên cơ sở dữ liệu tập trung của Trung ương; kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh…

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, hướng dẫn các sở, ngành, địa phương áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ứng dụng, phát triển công nghệ số và chuyển đổi số trong đó có ngành di sản văn hóa; phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai tích hợp kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu về di sản văn hóa của tỉnh vào Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh; khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ thông tin hỗ trợ thí điểm chuyển đổi số ngành di sản văn hóa của tỉnh…

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Kết thúc giải đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023, huyện Châu Thành lập cú đúp

    Kết thúc giải đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023, huyện Châu Thành lập cú đúp

    Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 đã khép lại sau những ngày diễn ra các hoạt động sôi nổi bằng hoạt động bế mạc giải đua ghe Ngo.

  • Mục sở thị nghi thức cúng Trăng

    Mục sở thị nghi thức cúng Trăng

    Trong chuỗi hoạt động lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, năm 2023, tối 26/11, tại Chùa Kh’leang, phường 6, thành phố Sóc Trăng, diễn ra lễ cúng Trăng với sự tham gia của các vị sư, Achar, phật tử của chùa, người dân thực hiện nghi thức cúng Trăng và trình diễn đâm cốm dẹp của một số nghệ nhân.

  • Lung linh dòng sông Trăng

    Lung linh dòng sông Trăng

    Trong khuôn khổ Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023, tối 25/11, trên dòng sông Maspero (người dân còn gọi là sông Trăng), diễn ra hoạt động trình diễn Lôi Protip (thả đèn nước) và phục dựng ghe Cà Hâu...

  • Xây dựng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời đại mới bằng kiến thức công nghệ số

    Xây dựng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời đại mới bằng kiến thức công nghệ số

    Bắt nguồn từ cam kết nâng cao quyền năng và trao quyền cho phụ nữ của Tập đoàn Nestlé và sứ mệnh thúc đẩy bình đẳng giới của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Chương trình “Nestlé đồng hành cùng phụ nữ” được hai bên triển khai từ 12/2020 tại 9 tỉnh và mở rộng vào 11/2022 tại 21 tỉnh trên toàn quốc.

  • Quảng Ngãi tiếp nhận ngư dân tàu QNg 90251 TS bị hỏng máy

    Quảng Ngãi tiếp nhận ngư dân tàu QNg 90251 TS bị hỏng máy

    Sáng nay (23/11), tàu SAR412 đưa các thuyền viên tàu QNg 90251 TS về Cảng Hải đoàn 48, thành phố Quy Nhơn (Bình Định) để bàn giao cho địa phương. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức tiếp nhận, đưa đón ngư dân tàu QNg 90251 TS về địa phương, đồng thời thăm hỏi, động viên ngư dân.

  • Nhiều hộ nghèo ở Cao Bằng nhận hỗ trợ bò sinh sản

    Nhiều hộ nghèo ở Cao Bằng nhận hỗ trợ bò sinh sản

    Ngày 21/11, Đoàn Thanh niên Bộ Nông nghiệp và PTNT và Tỉnh Đoàn Cao Bằng tổ chức Chương trình Tình nguyện mùa đông năm 2023, bàn giao bò sinh sản, xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 tại xóm Nà Kéo, xã Yên Thổ, huyện Bảo Lâm.

Top