Việt Nam là nước nhập khẩu ngô và bột đậu tương làm thức ăn chăn nuôi với khối lượng lớn nhất (5,3 triệu tấn), cao hơn Trung Quốc (4,6 triệu tấn).
Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, năm 2023 là năm thứ hai liên tiếp, Việt Nam vượt Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu nông sản lớn nhất của Argentina tính về khối lượng. Trong trao đổi thương mại, Brazil là đối tác số một của Argentina, tiếp đến là Mỹ và Trung Quốc. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 7.
Ảnh minh hoạ.
Tờ Infobae và trang điện tử Acercando Naciones của Argentina dẫn nguồn tin Sàn giao dịch Thương mại Rosario - sàn giao dịch ngũ cốc quan trọng nhất của Argentina - cho biết năm ngoái, Việt Nam là nước nhập khẩu ngô và bột đậu tương làm thức ăn chăn nuôi với khối lượng lớn nhất (5,3 triệu tấn), cao hơn Trung Quốc (4,6 triệu tấn). Kim ngạch nhập khẩu bột đậu tương Argentina của Việt Nam đạt 1,2 tỷ USD và ngô đạt 800 triệu USD.
Cũng theo nguồn tin trên, tại châu Á, Malaysia nhập khẩu 3,3 triệu tấn ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc chế biến của Argentina, tiếp đến là Hàn Quốc (2,9 triệu tấn) và Indonesia (2 triệu tấn).
Năm ngoái, nền kinh tế lớn thứ ba Mỹ Latinh xuất khẩu gần triệu 56 tấn ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc, giảm hơn triệu 37 tấn so với năm 2022 (giảm 40%) và là sản lượng thấp nhất từ năm 2009 do ảnh hưởng của hạn hán nghiêm trọng.
Năm 2019, sản lượng xuất khẩu ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc của Argentina đạt mức kỷ lục với 100,5 triệu tấn.
Khoảng 50% khối lượng ngũ cốc, sản phẩm ngũ cốc chế biến và dầu chế biến từ hạt xuất khẩu của Argentina được bán sang các quốc gia châu Á, tiếp đến là thị trường châu Mỹ, chiếm 24%, châu Âu (12%) và châu Phi (12%).
Sản lượng ngũ cốc vụ mùa 2022-2023 của Argentina chỉ đạt 83,4 triệu tấn, giảm 38%. Vụ mùa năm nay, nhờ điều kiện khí hậu thuận lợi, mưa nhiều, Argentina dự kiến sản lượng ngũ cốc vụ mùa 2023-2024, sẽ tăng, trong đó ngô có thể đạt mức kỷ lục với 59 triệu tấn, đỗ tương hơn 52 triệu tấn, lúa mỳ 15,5 triệu tấn. Argentina là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu đậu tương, ngô và lúa mì hàng đầu thế giới./.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…