Sau 92 ngày luận tội kể từ 9/12/2016, hôm nay (10/3), Quyền Chánh án Tòa án Hiến pháp Lee Jung-mi đọc phán quyết tuyên bố giữ nguyên tội trạng của Tổng thống Park Geun-hye. Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, các cuộc thăm dò dư luận trước đó cũng cho thấy có tới 70% người dân ủng hộ việc cách chức Tổng thống Park Geun-hye.
Quyền Chánh án Tòa án Hiến pháp Lee Jung-mi đọc phán quyết tuyên bố giữ nguyên tội trạng của Tổng thống Park Geun-hye. Ảnh: Yonhap News. |
Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Hàn Quốc phải rời khỏi nhiệm sở trước khi kết thúc nhiệm kỳ kể từ khi nước này thiết lập nền dân chủ từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước.
Phán quyết này đồng nghĩa với việc bà Park chính thức bị cách chức vĩnh viễn và Hàn Quốc sẽ phải tổ chức một cuộc bầu cử Tổng thống để chọn người kế nhiệm bà trong vòng 60 ngày.
Bà Park Geun-hye bị cáo buộc đã để cho người bạn thân là bà Choi Soon-sil can thiệp vào công việc của nhà nước dù không có chức danh chính thức nào trong chính phủ và cấu kết với người này để trục lợi hàng triệu USD từ nhiều tập đoàn lớn của Hàn Quốc, trong đó có Samsung.
Trong một tuyên bố ngày 6/3 vừa qua, bà Park vẫn khẳng định mình vô tội nhưng lấy làm tiếc vì đáng lẽ “nên cẩn thận hơn với lòng tin dành cho bà Choi”.
Bà Park cũng bị buộc tội lơ là trách nhiệm trong vụ chìm phà Sewol năm 2014 làm hơn 300 người thiệt mạng.
Khoảng 8.400 cảnh sát đã được triển khai tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngay trước phiên tòa luận tội Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye.
Cảnh sát dùng tới 360 xe buýt để vây quanh Tòa Hiến pháp. Hàng chục đối thủ chính trị của Tổng thống Park được cho là đang tập trung bên ngoài khu tòa án để kêu gọi cách chức bà vĩnh viễn.
Cảnh sát được huy động quanh Tòa án Hiến pháp để ngăn chặn khả năng đụng độ giữa những người ủng hộ và phản đối bà Park./.
Theo Yonhap, KBS
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…