Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 3 tháng 6 năm 2016 | 2:22

Bạc Liêu: Đánh thức lợi thế “ngủ quên”

Nhắc đến Bạc Liêu, hầu như du khách đều nhắc nhiều đến giai thoại “ăn chơi lẫy lừng” của vị công tử nổi tiếng đất này. Chuyện về hai “cậu ấm” ăn chơi là điểm nhấn căn bản để du khách xa gần tìm đến. Tuy nhiên, nói như bà Cao Xuân Thu Vân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Bạc Liêu thì: “Nếu chỉ trông vào hoài cổ thì ngành “công nghiệp không khói” ở địa bàn này sẽ ngày càng vắng khách”.

Quan Âm Phật Đài ở ven biển Nhà Mát.

Hoài cổ trầm kha

Bạc Liêu là tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thuộc bán đảo Cà Mau - miền đất cực Nam của Tổ quốc, được thiên nhiên ưu đãi mưa thuận gió hòa và tiềm năng du lịch phong phú mang đậm bản sắc vùng sông nước Nam Bộ. Bao năm qua, Bạc Liêu đã có nhiều cải cách, xây dựng quy hoạch về hạ tầng giao thông, khách sạn, các điểm du lịch… nhằm phục vụ, thu hút khách thập phương đến tham quan.

Thế nhưng, điểm yếu cố hữu của Bạc Liêu cũng như nhiều địa phương khác là thiếu kỹ năng giữ chân khách lâu dài và thuyết phục họ quay trở lại lần nữa. Với kiểu tư duy du lịch làm theo mùa vụ những ngày lễ hội, sau đó “bỏ rơi” của nhiều cơ quan phụ trách du lịch hiện nay thì dù có nhiều tiềm năng đến mấy cũng khó có thể đánh thức. Bà Thu Vân thừa nhận, tình trạng “ăn xổi ở thì” của ngành “công nghiệp không khói” ở Bạc Liêu cũng đang rơi vào tình cảnh tương tự. Thế nên, nếu muốn thay đổi thói quen, cách quảng bá, xây dựng hình ảnh du lịch, thu hút khách tham quan thì những người đứng đầu ngành phải kiên quyết bắt tay vào hành động.

Bà Vân lấy ví dụ, Bạc Liêu là địa phương có nhiều lợi thế, điểm nhấn du lịch như: Người Bạc Liêu có phong cách phóng khoáng, đặc trưng của vùng Nam Bộ. Vùng đất này còn gắn liền với tên tuổi của nhạc sĩ Cao Văn Lầu và bài Dạ cổ hoài lang, đặt nền móng cho sự phát triển của nền cổ nhạc Nam Bộ. Bạc Liêu được nhiều người biết đến bởi nghề làm muối. Muối Bạc Liêu xưa nay nổi tiếng về chất lượng do không có vị đắng, chát và ít lẫn tạp chất. Ngoài ra, hàng năm tỉnh đều có các lễ hội Quán âm Nam Hải, Nghinh ông Gành Hào, Đồng Nọc Nạng…; các điểm văn hóa du lịch tâm linh như: Quan Âm Phật Đài ở ven biển Nhà Mát, TP.Bạc Liêu, là khu du lịch tâm linh thu hút hàng chục nghìn người đến thắp hương cúng Phật vào mỗi dịp lễ, Tết. Nơi đây được người dân miền Tây gọi là “mẹ Nam Hải”.

Với những lợi thế đó, trong những năm qua, ngành “công nghiệp không khói” của Bạc Liêu có bước phát triển khá nhanh. Vị thế du lịch Bạc Liêu từng bước được khẳng định. Đặc biệt, Bạc Liêu là tỉnh có số điểm du lịch tiêu biểu được công nhận nhiều nhất vùng ĐBSCL. Và trong sản phẩm du lịch đặc trưng vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL “ĐBSCL- một điểm đến, bốn địa phương” thì du lịch Bạc Liêu được đánh giá là “điểm hẹn văn hóa”.

Thế nhưng, nếu chỉ nhìn qua vài nét khái quát như trên để đánh giá kết quả du lịch Bạc Liêu là “thành công” thì đó là một sai lầm. Hay nói cách khác, nếu vẫn duy trì cách làm du lịch như hiện tại thì du lịch Bạc Liêu vẫn mãi “dậm chân tại chỗ”.

“Giấc mơ tình yêu”

Nhà Công tử Bạc Liêu - một điểm thu hút khách du lịch.

Lời bài hát nói trên về giai thoại của vị công tử Bạc Liêu đang được những người làm trong ngành quản lý văn hóa, du lịch tỉnh này cố gắng biến thành thực tiễn.

Trong cuộc trò chuyện với bà Vân, tôi rất tâm đắc với câu vào đề của người phụ nữ trẻ mới nhậm chức Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh. Bà vào đề thẳng: “Ngành du lịch Bạc Liêu giống như một đứa trẻ mới sinh. Nếu đứa trẻ ấy ngỗ ngược thì chắc chắn sẽ không có thiện cảm với người ngoài. Ngược lại, nếu giáo dục tốt, đứa trẻ ấy sẽ được nhiều người quý mến”. Sự ví von của bà nhằm so sánh về cách làm du lịch mà tỉnh đã chủ trương quán triệt, chỉ đạo.

Bà Vân bảo: “Chúng ta phải nhìn thẳng vào vấn đề thực tại, Bạc Liêu đã làm tốt công tác du lịch chưa? Đã khai thác hiệu quả  tiềm năng sẵn có của địa phương chưa? Đã thực sự tạo thành điểm đến thú vị của nhiều người hay không?… Nếu trả lời thành thật thì tôi khẳng định là còn thiếu quá nhiều thứ. Đơn cử, đối với du khách lần đầu ghé thăm, họ chỉ tò mò, dừng chân 1-2 ngày tham quan nghỉ ngơi thì hết địa điểm. Sau đó, họ sẽ đi đến địa phương khác. Như vậy, chúng ta đặt ngược câu hỏi: “Vì sao khách chỉ “cưỡi ngựa xem hoa” rồi không còn chỗ để tìm hiểu? Đây là mấu chốt của mọi vấn đề bắt buộc những người quản lý, các điểm du lịch phải tự chất vấn về cách làm của mình. Nếu chúng ta tiếp đón khách, phải giới thiệu cho họ ngày hôm nay đi tham quan nơi đâu, thưởng thức món ẩm thực nào là chủ đạo của địa phương… Muốn thế, người hướng dẫn viên du lịch buộc phải được đào tạo căn bản, có cách thuyết phục, trình bày để khách thấy hài lòng, mua sắm, dừng chân lâu dài nghỉ ngơi”.

Thế nhưng, muốn làm tốt những điều trên, bà Vân cho rằng: “Không thể thay đổi tức thời ngày một ngày hai mà cần đến sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành liên quan. Đặc biệt, các điểm du lịch không được khai thác “thô”, chỉ làm theo kiểu phong trào. Chúng ta muốn xây dựng du lịch bền vững cần đầu tư bài bản, tuyên truyền cho người dân về ý thức làm nghề, gắn chặt quyền lợi của họ khi quảng bá sản phẩm, đồng thời không “chặt chém”, phải luôn tạo sự thiện cảm để khách hài lòng lần sau quay lại. Muốn làm được điều này, phải phát huy được các điểm du lịch “độc” của Bạc Liêu”.

Điều trăn trở nhất của vị tân Giám đốc là song hành với một số phương pháp tiếp cận thay đổi tư duy làm du lịch của các sở, ban ngành, người dân thì việc tuyên truyền cho du khách đến tham quan cũng là điều cốt yếu. Hiện nay, nhiều du khách tới Bạc Liêu vẫn mang theo tư tưởng họ là “thượng đế” và vô tư xả rác bừa bãi. Để khắc phục điều này, ngành du lịch Bạc Liêu phải xây dựng chủ trương tuyên truyền, phát tờ rơi để du khách có ý thức bảo vệ môi trường.

Thực tế suốt nhiều năm qua, việc thu hút khách du lịch của Bạc Liêu vẫn chưa có tính bền vững, ổn định, chỉ mang tính thời vụ. Nếu nhìn vào những số liệu báo cáo nhanh: “Giai đoạn 5 năm từ 2011-2015, doanh thu đạt 2.650 tỉ đồng, tăng trung bình hàng năm gần 20%; lượng khách du lịch đạt hơn 4 triệu người, tăng bình quân 20%/ năm; trong đó có 127.000 lượt khách quốc tế và là tỉnh có mức tăng trưởng du lịch cao của vùng ĐBSCL…” thì vẫn chưa đánh giá hết tiềm năng sẵn có của du lịch Bạc Liêu.

Hy vọng, với định hướng cách làm du lịch trong thời gian tới, Bạc Liêu sẽ trở thành một trong các địa điểm thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan.

Thực tế suốt nhiều năm qua, việc thu hút khách du lịch của Bạc Liêu vẫn chưa có tính bền vững, ổn định, chỉ mang tính thời vụ. Nếu nhìn vào những số liệu báo cáo nhanh: “Giai đoạn 5 năm từ 2011-2015, doanh thu đạt 2.650 tỉ đồng, tăng trung bình hàng năm gần 20%; lượng khách du lịch đạt hơn 4 triệu người, tăng bình quân 20%/ năm; trong đó có 127.000 lượt khách quốc tế và là tỉnh có mức tăng trưởng du lịch cao của vùng ĐBSCL…” thì vẫn chưa đánh giá hết tiềm năng sẵn có của du lịch Bạc Liêu.

Thái Đào

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Hội thi pháo đất Vĩnh Bảo - bảo tồn nét đẹp truyền thống

    Hội thi pháo đất  Vĩnh Bảo - bảo tồn nét đẹp truyền thống

    Sáng 23/11, tại nhà thi đấu thể dục thể thao huyện, UBND huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) tổ chức Hội thi pháo đất năm 2024 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian truyền thống.

  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

Top