Bài 2: Sở LĐTBXH Hà Tĩnh - Vô trách nhiệm khi “con đẻ cháu, ông nội không nhận”?!
Mặc dù trước khi ký HĐLĐ, Giám đốc Trung tâm đã có văn bản xin ý kiến cấp trên và được duyệt chi ngân sách nhà nước để trả lương cho số HĐLĐ này, thế nhưng khi thanh lý HĐLĐ cấp trên lại từ chối trách nhiệm và cho rằng Sở không nắm được việc này?!
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Hà Tĩnh (gọi tắt là Trung tâm), trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tỉnh Hà Tĩnh được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2010. Sau thời gian đi vào hoạt động, các đối tượng xã hội được đưa vào đây ngày một đông. Mặc dù được UBND tỉnh phân bổ chỉ tiêu biên chế bảo đảm theo quy định nhưng chưa được Sở LĐTBXH tổ chức tuyển dụng.
Để hoàn thành nhiệm vụ, hàng năm Trung tâm đều có văn bản đề nghị lãnh đạo Sở LĐTBXH và Sở Nội vụ tỉnh cho tuyển dụng biên chế đã được UBND tỉnh giao nhưng không được thực hiện.
Trước thực trạng trên, Giám đốc Trung tâm là ông Nguyễn Văn Sỹ đã liên tục có văn bản báo cáo, đồng thời xin ý kiến lãnh đạo Sở LĐTBXH tỉnh cho phép ký hợp đồng lao động với những cá nhân có đủ điều kiện theo quy định vào làm việc. Để rồi sau đó, các HĐLĐ được giám đốc Trung tâm ký, đồng nghĩa với việc đó thì Giám đốc Sở LĐTBXH là thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp đã duyệt chi ngân sách Nhà nước để chi trả lương và các chế độ phụ cấp liên quan cho số HĐLĐ này qua hệ thống kho bạc nhà nước.
Câu chuyện trên cứ thế thực hiện ở Trung tâm gần cả chục năm mà không một ai có ý kiến gì nếu như gần đây, vào cuối năm 2020, câu chuyện xét tuyển viên chức vào làm việc tại Trung tâm không bị kiện cáo xảy ra. Số HĐLĐ này đã bị thanh lý, trong đó có cá nhân chưa hết thời hạn hợp đồng nhưng không được giải quyết chế độ đúng quy định pháp luật đã viết đơn khiếu nại gửi đến Tòa soạn Kinh tế nông thôn.
Trước sự việc trên, để có cơ sở phản ánh vụ việc chính xác, khách quan, ngày 11/01/2021, chúng tôi có buổi làm việc với ông Dương Hải Triều, phụ trách Trung tâm (ông Triều có quyết định giao phụ trách Trung tâm ngày 31/12/2020, trước đó ông Triều là Phó giám đốc Trung tâm - PV). Trước đề nghị của chúng tôi về việc cần xem hồ sơ của các đối tượng HĐLĐ do Giám đốc cũ là ông Nguyễn Văn Sỹ ký, ông Triều “hồn nhiên” trả lời: “Đây là những hợp đồng trái pháp luật được ký giữa giám đốc cũ và các lao động nên lúc bàn giao tôi không nhận. Còn việc các anh muốn xem hồ sơ cứ xin ý kiến lãnh đạo Sở, tôi sẽ cung cấp”.
Với câu trả lời của vị cán bộ phụ trách một Trung tâm lớn như thế này, chúng tôi không thể không ngạc nhiên bởi trước đó ông Triều đã từng là Phó giám đốc của Trung tâm, vậy chẳng lẽ số lao động này làm việc ở Trung tâm đã lâu được Giám đốc ký HĐLĐ, được hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước, được đóng các loại bảo hiểm, được họp hành, được sinh hoạt Đảng, đóng đảng phí, được bình xét thi đua khen thưởng… và thậm chí những bữa cơm ăn chung nhìn mặt nhau, vậy nhưng Phó giám đốc Triều lại không hề hay biết những cán bộ thuộc quyền của mình là đối tượng nào? Và chẳng lẽ với vai trò là Phó giám đốc Trung tâm, ông Triều chỉ là ngồi ghế giữ chức để hưởng lương nhà nước thôi sao? Chỉ từng đó thôi, chúng tôi suy nghĩ rằng, với nhận thức như trên, liệu ông Triều có đủ điều kiện như quy định để đảm nhận vai trò mà ông đang được phân công đảm nhiệm? Chúng tôi còn lo lắng suy nghĩ “lỡ may” Sở này lại “ưu ái bổ nhiệm” vị cán bộ này lên làm Giám đốc thì không biết Trung tâm này sẽ đi về đâu?
Nghĩ là vậy, nhưng với mong muốn cấp trên trực tiếp của ông Triều sẽ có cái nhìn thấu đáo và xuyên suốt vấn đề hơn nên chúng tôi đã liên lạc qua điện thoại với ông Nguyễn Trí Lạc, Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Hà Tĩnh. Qua điện thoại, ông Nguyễn Trí Lạc cũng “hồn nhiên” cho rằng: “Hợp đồng đó không đúng thẩm quyền, hồ sơ đó tôi không nắm được, không quản lý, mà hồ sơ làm gì có, việc này cứ hỏi ông Sỹ (?!)”.
Không những vậy, khi chúng tôi xin phép ý kiến của vị Giám đốc Sở để gặp tiếp ông Dương Hải Triều nhằm tiếp cận hồ sơ, thêm một lần nữa, ông Lạc tiếp tục “hồn nhiên” trả lời: “Không phải thuộc quyền của ông Triều, Giám đốc là người ký hợp đồng đó, hợp đồng đã bị vô hiệu, ai cho phép?”. Như vậy, thêm một lần nữa vị giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh này khẳng định những HĐLĐ mà ông Nguyễn Văn Sỹ ký là do ông Sỹ tự ý chứ cấp trên và cấp dưới ông Sỹ đều không liên quan, không biết, không chịu trách nhiệm…?!
Trước sự “phủi trắng trách nhiệm” của vị giám đốc Sở và người phụ trách Trung tâm, để có góc nhìn khách quan hơn, chúng tôi đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với ông Nguyễn Văn Sỹ, nguyên giám đốc Trung tâm, người trực tiếp ký HĐLĐ với các đối tượng vào làm việc tại Trung tâm (hiện ông Sỹ được điều động giữ chức Trưởng phòng, phòng chống tệ nạn xã hội, thuộc Sở LĐTBXH tỉnh- PV). Ông Sỹ cho biết: “Tôi làm việc với lương tâm và trách nhiệm cao nhất và luôn đúng quy định của pháp luật. Khi Trung tâm đi vào hoạt động, mặc dù ban đầu cán bộ, nhân viên được biên chế ít nhưng các đối tượng bắt buộc cai nghiện, tâm thần lại được UBND tỉnh giao đến khá đông nếu tôi không tuyển HĐLĐ vào làm việc làm sao có thể bảo đảm yêu cầu công việc, chỉ cần nói vậy đã biết tôi ký HĐLĐ là đúng hay sai, trong khi UBND tỉnh giao chỉ tiêu biên chế của Trung tâm là 37 người, nhưng thực tế cấp trên không tổ chức tuyển dụng. Không những vậy, việc tôi ký HĐLĐ vào làm việc ở Trung tâm, lãnh đạo cả tỉnh này đều biết và đặc biệt trước khi ký HĐLĐ, tôi đã có văn bản xin ý kiến cấp trên đầy đủ, kể cả hàng tháng, hàng quý, hàng năm trong báo cáo tôi đã thường xuyên đề xuất xin tuyển dụng lao động và đề xuất tuyển dụng HĐLĐ đầy đủ, như vậy, không thể bảo là tôi làm sai, hoặc tự ý được”.
Không những vậy, ngoài việc đùn đẩy nhằm trốn tránh trong việc xử lý trách nhiệm liên quan đến các đối tượng HĐLĐ sau thanh lý đang hết sức gây bức xúc dư luận, điển hình trong đó là việc giải quyết các chế độ chính sách như thanh toán chế độ BHTN, bàn giao sổ BHXH đến nay đã mấy tháng sau thanh lý HĐLĐ nhưng có một số đối tượng vẫn chưa thể nhận được sổ gây khó khăn cho lao động đi xin việc làm nơi khác, hay như chế độ tiền lương, tiền trực của các đối tượng này trước khi nghỉ việc đến nay không được thanh toán…
Bên cạnh đó, dư luận còn đặt câu hỏi, việc lãnh đạo Sở LĐTBXH từ chối trách nhiệm và cho là số HĐLĐ này “không đúng thẩm quyền, Giám đốc Sở không nắm được, không quản lý, hồ sơ không có, việc này cứ hỏi ông Sỹ…”. Vậy xin được hỏi số tiền hàng tỷ đồng ngân sách Nhà nước đã được Giám đốc Sở LĐTBXH duyệt chi cho Trung tâm để trả lương cho số HĐLĐ này ai sẽ chịu trách nhiệm..?
Chưa nói đến việc hàng năm bình xét thi đua khen thưởng, các danh hiệu thi đua như Danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở, Giấy khen… được tặng cho số lao động này do ông Nguyễn Trí Lạc và trước ông Lạc là ông Nguyễn Văn Sơn, đều là Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh đã cầm bút ký, chẳng lẽ lúc đó những vị giám đốc này đã ký bừa khen thưởng cho cán bộ mà mình không quản lý hay sao..? Thậm chí, có đối tượng là cán bộ HĐLĐ 2 năm liên tục được Giám đốc Sở ký tặng Danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở, sau đó được Chủ tịch UBND tỉnh Hà tĩnh tặng Bằng khen cũng là tặng không đúng sao…, thật nực cười?!
Nêu các câu chuyện khôi hài trên là nhằm mong muốn các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Tĩnh sớm khẩn trương vào cuộc để làm sáng tỏ, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm các cá nhân liên quan khi hàng tỷ đồng ngân sách của nhà nước đã được lãnh đạo Sở LĐTBXH tỉnh Hà Tĩnh duyệt chi nhiều năm cho Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội tỉnh Hà Tĩnh nhưng bây giờ lại khẳng định đối tượng được chi là không đúng..(!?)
Trao đổi với chúng tôi, Luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng Văn phòng Luật sư Đồng đội, Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết: “Điểm b, Điều 3, Khoản 3, Thông tư 37/2015/TTLT – BLĐTBXH - BNV đã nêu rõ Sở LĐTBXH chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch biên chế công chức, số lượng người làm việc, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao, trình UBND cấp tỉnh quyết định. Như vậy, Sở LĐTBXH tỉnh Hà Tĩnh không thể loại trừ trách nhiệm trong việc tuyển dụng biên chế của đơn vị sự nghiệp thuộc quyền quản lý của mình là Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Hà Tĩnh. Những cá nhân có liên quan trong việc tuyển dụng cá nhân không đúng quy định, gây thiệt hại quyền lợi của công dân, gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngân sách nhà nước thì tùy mức độ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Về trách nhiệm trong việc giải quyết quyền lợi cho người lao động, đối chiếu quy định pháp luật dân sự, lao động thì Trung tâm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi Hợp đồng lao động vô hiệu do lỗi toàn bộ của đơn vị. Đồng thời, Trung tâm này có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục chốt sổ BHXH, BHTN và thanh toán các khoản phụ cấp đúng quyền lợi của người lao động phải được hưởng.
Đối với việc tuyển dụng có dấu hiệu không khách quan tại đơn vị này, cần làm rõ trách nhiệm của Sở LĐTBXH tỉnh trong công tác tổ chức xét tuyển. Các chỉ tiêu, điều kiện dự tuyển đã được quy định rõ ràng nhưng việc xét tuyển không tránh khỏi vấn đề chủ quan, thậm chí tiêu cực từ người có thẩm quyền. Chủ trương về việc ưu tiên tuyển dụng những cá nhân đang phục vụ tại đơn vị là điều hoàn toàn đúng đắn, hợp lý bởi họ đã cống hiến rất nhiều tâm huyết, công sức cho sự phát triển của đơn vị và cần được đền đáp xứng đáng. Những khiếu nại, tố cáo của cá nhân liên quan đến việc tuyển dụng tại đơn vị này cần được Sở LĐTBXH tỉnh làm rõ để đảm bảo minh bạch, khách quan và giải tỏa bức xúc của công dân”.
Hôm nay (15/12), Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đến dự lễ bàn giao nhà và tặng quà người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên, Lào Cai).
Sáng nay (12/12), Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ hưởng ứng, ủng hộ Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Tại buổi lễ, các cơ quan báo chí: Báo Pháp luật Việt Nam, Báo Xây dựng, Báo Tiền Phong và Tạp chí Nhà Đầu tư đã đóng góp hỗ trợ cho Chương trình, với tổng kinh phí 200 triệu đồng…
Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vừa tổ chức Lễ phát động ủng hộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
“Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.
Ngày 2/12, ông Phạm Xuân Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, qua phát động đã có 15 ca khúc tham gia cuộc thi sáng tác ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông.
Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.
Đề án Bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim được thực hiện trong thời gian 10 năm (2022 – 2032). Đây là đề án “dài hơi”, mang tầm vóc quốc tế, do đó, cần sự chung tay, đồng hành của cả cộng đồng, đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.
Còn 3 ngày nữa là đến thời điểm bàn giao căn hộ đón người dân vào nhà mới, trên công trường thi công khu dân cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), từng hạng mục công trình đang chạy đua với thời gian.
Như “đôi mắt” luôn canh gác cho rừng, người đàn ông ấy không rời mắt khỏi từng góc tràm, từng mảng xanh nơi Vườn Quốc gia Tràm Chim. “Giữ mảng xanh cho Sếu đầu đỏ”, tâm niệm ấy đã níu ông lại với công việc giữ rừng suốt hơn 30 năm qua.