Còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Trung thu, song, ở Cửa hàng Bảo Phương – 183 Thụy Khuê (Hà Nội) người dân đã bắt đầu rộn ràng mua bánh Trung thu.
Mặc dù chưa đến Rằm Trung thu, nhưng trên khắp các ngả đường của Thủ đô Hà Nội, đã có rất nhiều quầy bánh Trung thu của Kinh Đô, Hữu Nghị bày bán; song, vẫn còn rất ít khách mua, thậm chí chưa có khách mua.
Người dân đã bắt đâù mua bánh Trung thu ở Cửa hàng Bảo Phương.
Trong khi đó, ở Cửa hàng Bảo Phương, số 183 Thụy Khuê, chuyên bán các loại bánh cổ truyền của người Hà thành như: Bánh Trung thu, bánh chả lá chanh, bánh cốm, bánh dừa và các loại kẹo, mứt cổ truyền, người mua đã bắt đầu tấp nập. Nhà hàng cũng đã tăng lượng bánh, tăng người bán hàng, để kịp thời phục vụ người tiêu dùng.
Theo đó, Bánh Trung thu của Bảo Phương có nhiều loại: 40 – 50 – 60.000 đồng/cái, hầu như năm nào cũng giữ giá như vậy, các loại bánh mứt kẹo khác cũng không tăng giá.
Bà Phạm Thị Hảo, số 9, ngõ 123 Thụy Khuê, cho biết, Trung thu nào bà cũng mua bánh của Bảo Phương, vừa sử dụng, vừa gửi cho bạn bè ở xa, và con cháu ở nước ngoài. Hiện, bà mua 6 hộp để gửi cho các cháu ở miền Nam. “Rất đơn giản, vì tôi thích bánh Trung thu cổ truyền của dân tộc và của người Hà thành xưa, các con, cháu tôi cũng vậy”, bà Hảo chia sẻ.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.