Sáng 19/11, khi cách Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận 200 km, bão số 14 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sức gió mạnh nhất 60 km/h.
Bão số 14 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Ảnh: NCHMF
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, 4h, tâm áp thấp nhiệt đới trên vùng biển các tỉnh Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận, sức gió tối đa 60 km/h (cấp 7), giật tăng hai cấp. Vùng gió mạnh có bán kính khoảng 100 km về phía Bắc, 80 km về phía Nam tính từ vùng tâm áp thấp nhiệt đới.
Di chuyển hướng Tây, tốc độ 20 km/h, đến 16h tâm áp thấp nhiệt đới trên đất liền các tỉnh Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận - Lâm Đồng, sức gó tối đa 50 km/h (cấp 6), giật tăng 2 cấp.
Áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển theo hướng Tây, và suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực Nam Campuchia.
TP Cam Ranh, Khánh Hòa sáng nay mưa gió nhẹ. Ảnh: Xuân Ngọc. |
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ Quảng Nam đến Bình Thuận và Tây Nguyên có mưa to. Từ ngày 19-24/11, trên các sông từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận, khu vực Tây Nguyên và sông Đồng Nai có khả năng xuất hiện một đợt lũ.
Trong đợt lũ này, mực nước trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Định lên mức báo động 3; các sông ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên đến Bình Thuận, khu vực Tây Nguyên và lưu vực sông Đồng Nai lên mức báo động 2...
Sáng nay, tại Ninh Thuận, Khánh Hòa mưa gió khá nhẹ. Người dân suốt đêm qua âu lo khi bão ập đến. Chính quyền các địa phương tăng cường lực lượng túc trực 24/24 ứng phó bão. "Bão suy yếu thành áp thấp, chúng tôi thở phào", người dân ở TP Cam Ranh, Khánh Hòa, nói.
Trong khi đó, người dân tại TP Phan Rang - Tháp Chàm cũng trở lại sinh hoạt bình thường. Cảng cá Đông Hải được xem đầu mối cá biển, đông lạnh lớn nhất tỉnh hoạt động nhộn nhịp không kém ngày thường.
Cảng cá Đông Hải, TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) sáng 19/11. Ảnh: Phước Tuấn. |
Chiều qua, do ảnh hưởng của bão, các tỉnh Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ có mưa to. Trong đó, Bà Rịa Vũng Tàu, TP HCM, Bình Dương gió giật mạnh khiến hàng loạt cây xanh bị bật gốc, nhà tốc mái...
Xuân Ngọc - Phước Tuấn/vnexpress.net
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.