Do ảnh hưởng của bão Yutu, ở vùng biển Đông Bắc Biển Đông từ sáng mai (30/10) có mưa bão, gió mạnh cấp 7-9, từ chiều mai mạnh dần lên cấp 10-11.
Hồi 13h ngày 29/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 125,2 độ Kinh Đông, cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 320km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-165km/giờ), giật cấp 16. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 320km tính từ vùng tâm bão; Phạm vi gió mạnh cấp 10 trở lên khoảng 120km tính từ vùng tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 13 giờ ngày 30/10, vị trí tâm bão ở khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 120,2 độ Kinh Đông, ngay trên bờ biển phía Tây đảo Luzon. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (115-150km/giờ), giật cấp 15. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 280km tính từ vùng tâm bão; Phạm vi gió mạnh cấp 10 trở lên khoảng 100km tính từ vùng tâm bão.
Do ảnh hưởng của bão, ở vùng biển Đông Bắc Biển Đông từ sáng mai (30/10) có mưa bão, gió mạnh cấp 7-9, từ chiều mai mạnh dần lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-13, giật cấp 15; biển động dữ dội.Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (vùng gió mạnh cấp 6 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 14,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 117,5 độ Kinh Đông.
Cấp độ rủi ro thiên tai ở khu vực Đông Bắc Biển Đông: cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 13 giờ ngày 31/10, vị trí tâm bão ở khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 117,4 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 560km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 14.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 13 giờ ngày 01/11, vị trí tâm bão ở khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc; 115,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 420km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 13./.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.