Cuộc gặp không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và ASEAN sẽ diễn ra tại Hawaii, Mỹ vào cuối tuần này. Ngoài hợp tác quốc phòng, vấn đề Biển Đông cũng sẽ là một nội dung được quan tâm.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter phát biểu trong một cuộc họp với các đối tác trong ASEAN. (Ảnh: The Diplomat) |
Cuộc họp sẽ được Mỹ và Lào - chủ tịch ASEAN trong năm 2016 đồng chủ trì,. Đây là lần thứ 2, sau cuộc họp tháng 4/ 2014, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và các nước ASEAN gặp gỡ ngay trên đất Mỹ.
Địa điểm được chọn lần này vẫn là Hawaii, một hòn đảo nằm giữa Thái Bình Dương, có thể bởi không chỉ rút ngắn thời gian di chuyển mà còn mang ý nghĩa thiết thực đối với tiềm năng hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và ASEAN.
Các quan chức chính quyền Obama trước đó nhấn mạnh, cuộc họp là cam kết của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á trong chính sách tái cân bằng ở Châu Á-Thái Bình Dương giống như cam kết của Mỹ được đưa ra tại Hội nghị thượng Đỉnh Mỹ - ASEAN tại Sunnylands hồi tháng 2.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự cuộc gặp lần này. Đây không chỉ là sự tham gia chủ động, có trách nhiệm của Việt Nam với các hoạt động chung của ASEAN, mà cũng là cơ hội để thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương với các nước đối tác, trong đó có Mỹ.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…