Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 17 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 6 tháng 4 năm 2021 | 14:39

Cần có biện pháp bảo hộ cá tầm Việt Nam

Cá không bán được, giá thấp, lại phải đối mặt với cá tầm nhập lậu từ Trung Quốc tràn vào, doanh nghiệp và các hộ nuôi cá tầm trong nước rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”.

t12.jpg
Có 08/11 mẫu cá tầm thương phẩm được xác định là nhập lậu vào Việt Nam.

 

Nhập nhèm nguồn gốc…

Do ảnh hưởng của dịch Covid- 19 nên từ năm 2020 đến nay, cá tầm tại các trang trại của Việt Nam khó tiêu thụ, khiến cho sản lượng tồn đọng khá nhiều.

Bên cạnh đó, thị trường cá tầm đang phải chứng kiến sự nhập nhèm, do cá tầm được nuôi từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam. Thống kê của Cơ quan quản lý CITES thể hiện, trong thời gian từ ngày 23/7/2020 đến 8/2/2021, các doanh nghiệp đã nhập khẩu số lượng cá tầm Trung Quốc lên đến 2.988 tấn.

Đại diện chợ Bình Điền (TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ, mỗi ngày lượng cá tầm nhập về chợ lên tới 5-7 tấn, hàng nhập về đều khai báo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, những lô hàng đều đảm bảo có giấy thông quan cho phép lưu hành. Cá nhập về chợ đến từ khắp nơi như Lào Cai, Yên Bái, Lâm Đồng và có cả hàng nhập Trung Quốc, tuy nhiên khi bán ra cho người tiêu dùng thì hầu hết cá gắn mác Lâm Đồng hoặc Sapa. Người tiêu dùng khó có  thể phân biệt được đâu là cá tầm Việt Nam, đâu là cá tầm Trung Quốc

Cơ quan quản lý chất lượng nông sản TP. Hồ Chí Minh chia sẻ, nguồn cá tầm nhập từ Trung Quốc bán tới người tiêu dùng chỉ ở giá 140.000-160.000 đồng/kg. Nhưng cá tầm Việt có giá 200.000-240.000đồng/kg, cao hơn cá tầm nhập từ Trung Quốc 60.000-80.000 đồng/kg. Nguyên nhân được chỉ ra là, các doanh nghiệp của ta chưa chủ động về con giống và thức ăn cho cá, tất cả đều phải nhập khẩu khiến giá thành của ta cao hơn.

Thêm nữa, cá tầm Trung Quốc nuôi công nghiệp theo mô hình khép kín, 12 tháng đã được xuất bán còn cá tầm Việt Nam nuôi dựa theo điều kiện tự nhiên nên phải 15 tháng mới được thu hoạch.

Điều này là vô cùng nguy hiểm khi loại cá tầm được nhập lậu từ Trung Quốc sẽ không đảm bảo về an toàn thực phẩm, gây nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe đến người tiêu dùng. Cùng với đó còn gây ảnh hưởng đến môi trường và đe dọa với ngành chăn nuôi cá tầm trong nước.

Doanh nghiệp cầu cứu

Trước thực trạng này, từ giữa năm 2020, Hội Nghề cá Việt Nam, Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng, Hội Cá nước lạnh tỉnh Lào Cai đã liên tục có văn bản gửi Thủ tướng và các bộ ngành liên quan “cầu cứu” về tình hình kinh doanh cá tầm dùng làm thực phẩm tại một số thành phố lớn và chợ đầu mối không thuộc Danh mục loài thuỷ sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.

“Nguyên nhân khiến cho sản lượng cá tầm bị tồn dư trong các trang trại của Việt Nam thời gian qua, không thể không nhắc đến số lượng lớn cá tầm nhập từ Trung Quốc, với giá thành thấp hơn so với giá thị trường trong nước, điều này khiến cho cá tầm tại các trang trại trong nước khó tiêu thụ”, ông Nguyễn Thanh Hải, Phó chủ tịch Hội cá nước lạnh tỉnh Lào Cai, cho hay.

Trước tình hình nêu trên, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã có ý kiến chỉ đạo; các cơ quan chức năng như Bộ Công an, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban Chỉ đạo 389… đã vào cuộc rà soát, kiểm tra hoạt động nhập khẩu cá tầm từ Trung Quốc.

Siết chặt quản lý, rà soát hoạt động nhập khẩu…

Mới đây,  Tổng cục Hải quan thông tin: Qua thời gian theo dõi tình hình làm thủ tục hải quan và phối hợp, lấy mẫu kiểm tra xác định chủng loại tại Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đối với một số lô hàng cá tầm nhập khẩu tại Cục Hải quan các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn cho thấy: Thực tế cá tầm nhập khẩu không nằm trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam, không đúng với Giấy phép do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp, không đúng với khai hải quan…

Chính vì vậy,  Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc kiểm tra thực tế các lô hàng cá tầm nhập khẩu và lấy mẫu gửi Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đề nghị xác định hàng hóa nhập khẩu có thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam hay không?

Trong đó, lưu ý vấn đề xác định giống, loài, con lai hay thuần chủng. Đồng thời gửi mẫu đến Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đề nghị xác định hàng hóa nhập khẩu có đúng với Giấy phép CITES hay không? Có thuộc phụ lục CITES hay không?

Tổng cục Hải quan cũng chỉ đạo đơn vị trực thuộc phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu của Tổng cục Hải quan tiến hành điều tra, xác minh, xử lý đối với các doanh nghiệp nhập khẩu cá tầm vi phạm các quy định nêu trên.

Cần một chiến lược sản xuất cá nước lạnh

Theo TS Lê Thanh Lựu (Hội Nghề cá Việt Nam): Hiện nay ở các siêu thị đã thấy xuất hiện cá phi lê, cũng như các phụ phẩm lườn bụng, đầu cá tầm đông lạnh. Điều này cũng có nghĩa là thị trường đã có dấu hiệu mở rộng ra đối với một số loại sản phẩm mới khác với sản phẩm truyền thống- cá sống.

Theo đại diện Hội nghề cá Việt Nam, cá tầm Trung Quốc hiện diện khắp mọi nơi tại các chợ, nhà hàng, siêu thị nhưng với nhãn hiệu cá tầm Việt Nam. Cá tầm Trung Quốc có chất lượng thấp, giá chỉ bằng 60-70% cá tầm nuôi tại Việt Nam là một thách thức lớn, cạnh tranh khốc liệt đối với cá tầm nuôi tại Việt Nam.

Ở khía cạnh khác, theo ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, việc khai thác và sử dụng nguồn nước lạnh chưa phát huy hết tiềm năng, hiệu quả, vẫn còn tình trạng sử dụng nguồn nước lạnh lãng phí nhất là các cơ sở nuôi ở vị trí đầu nguồn nên còn tình trạng xảy ra tranh chấp về nguồn nước trong mùa khô. Với hệ thống nuôi như hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước tự nhiên, đặc biệt các tỉnh Tây Bắc, từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm là mùa khô, không đảm bảo nguồn nước cung cấp cho các cơ sở nuôi nên không nâng cao được năng suất. Trong vài năm gần đây, mưa lũ đã gây thiệt hại rất lớn cho các cơ sở nuôi cá nước lạnh.

Về “dài hơi” với ngành nuôi cá nước lạnh, cần tiếp tục có được sự đầu tư về công nghệ sản xuất giống; hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn cho cá nước lạnh trong nước; áp dụng các mô hình nuôi cá nước lạnh ứng dụng công nghệ cao. Đặc biệt, phải có cơ chế chính sách để bảo hộ các doanh nghiệp, các hộ nuôi cá tầm trong nước, phát triển kinh tế, tăng thu nhập và bảo đảm nguồn cung cá tầm có chất lượng cho thị trường tiêu dùng cá tầm trong nước.

 

Người tiêu dùng cần lưu ý phân biệt cá tầm Việt Nam và cá tầm Trung Quốc: Do phải vận chuyển đường dài nên cá Trung Quốc bị xây xước nhiều, cá ít bơi, thân ngắn, màu đen nhám, mũi rất nhọn. Khi chế biến, thịt cá tầm Trung Quốc nhiều mỡ, nhão, bở.

 

 

 

Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Vì sao phân khu Quý Tộc vừa ra mắt đã khiến các gia đình trẻ đứng ngồi không yên?

    Vì sao phân khu Quý Tộc vừa ra mắt đã khiến các gia đình trẻ đứng ngồi không yên?

    Sức nóng của Thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island đang gia tăng từng ngày cùng với tiến độ thi công thần tốc và các phân khu liên tiếp ra mắt. Nổi bật trong số đó, phân khu Quý Tộc khiến các gia đình trẻ mong sớm chuyển khẩu về đây để được trải nghiệm chất sống thượng lưu và môi trường phát triển toàn diện cho con trẻ.

  • BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - trao doanh nghiệp "đặc quyền vượt trội" để bứt phá kinh doanh

    BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - trao doanh nghiệp

    Với tâm thế đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh để hướng tới các mục tiêu tăng trưởng toàn diện, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

  • GenAI “made in Vietnam" giúp doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện

    GenAI “made in Vietnam

    Ra mắt từ cuối năm 2023, ViGPT - “ChatGPT phiên bản Việt" do VinBigdata (Tập đoàn Vingroup) phát triển đã nhanh chóng trở thành một trong 4 mô hình có năng lực tiếng Việt tốt nhất. Đồng thời, bắt tay với hàng loạt các đơn vị hàng đầu trong nhiều lĩnh vực, VinBigdata tiếp tục triển khai tích hợp AI tạo sinh (GenAI) trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số toàn diện của doanh nghiệp.

Top