Chiều nay, 9/7, các nhà chuyên môn, nhà nghiên cứu của Bộ VH-TT&DL và tỉnh Quảng Ngãi tiến hành khai quật tàu cổ tại biển Dung Quất. Tổng kinh phí phục vụ khai quật gần 50 tỷ đồng sử dụng từ nguồn ngân sách.
Chiều nay, 9/7, Ban chỉ đạo thăm dò, khai quật khảo cổ di sản văn hóa dưới nước tỉnh Quảng Ngãi chính thức tiến hành khai quật, trục vớt cổ vật con tàu đắm.
Tham dự Lễ khai quật cổ vật dưới nước có lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi, các sở, ngành liên quan và các chuyên gia khảo cổ học của Cục Di sản văn hóa, Viện Khảo cổ Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử quốc gia...
Ông Phan Đình Độ, Trưởng Phòng Quản lý Di sản văn hóa (Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Ngãi) cho biết: Đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị phục vụ khai quật tàu cổ tại vùng biển khu kinh tế (KKT) Dung Quất đã hoàn tất. Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Ngãi và Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Bộ VH-TT&DL) cùng phối hợp chủ trì tổ chức khai quật tàu cổ tại biển Dung Quất. Tổng kinh phí phục vụ khai quật gần 50 tỷ đồng sử dụng từ nguồn ngân sách, thời gian khai quật dự kiến khoảng 3 tháng.
Được biết, vào tháng 7/2017, trong lúc thi công nạo vét cảng biển tại KKT Dung Quất (huyện Bình Sơn), một số công nhân của Công ty TNHH Hào Hưng phát hiện tàu cổ đắm nằm cách bờ khoảng 7m, ở độ sâu khoảng 9m. Qua kiểm tra, các cán bộ chuyên môn đã phát hiện nhiều cổ vật gốm sứ có niên đại từ thế kỷ XVI.
Trước đó, vào năm 1999 và 2013, tại vùng biển Bình Châu của huyện này, các nhà chuyên môn cũng đã tiến hành khai quật 2 tàu cổ bị đắm do người dân địa phương phát hiện.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.