Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 25 tháng 3 năm 2018 | 0:3

Chủ động ứng phó thông minh với mọi biến động của thời tiết khí hậu

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lễ kỷ niệm ngày nước thế giới, Ngày khí tượng thế giới năm 2018.

Bảo vệ nguồn nước, chủ động ứng phó với thiên tai

Theo thống kê, hơn 60% lượng nước của Việt Nam được sản sinh từ nước ngoài. Do vậy, Việt Nam khó chủ động được về nguồn nước. Hiện nay, nhu cầu nước ngày càng gia tăng trong khi nguồn nước đang tiếp tục bị suy giảm, đặc biệt là trong mùa khô. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng cả về mức độ, quy mô.

th1.jpg
Thứ Trưởng Bộ TN & MT ông Võ Tuấn Nhân.

 

Theo Liên hợp quốc, hiện nay đang có khoảng 1,9 tỷ người trên hành tinh chúng ta đang phải sinh sống ở những vùng thiếu nước trầm trọng. Con số này có thể sẽ tăng lên khoảng 3 tỷ vào năm 2050. Trong khi, khoảng 1,8 tỷ người vẫn đang phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn

Cùng với đó, riêng năm 2017 được biết đến với những kỷ lục về thiên tai với 16 cơn bão, 4 áp thấp nhiệt đới, gây thiệt hại lớn đến tài sản và tính mạng của nhân dân. Cùng với các cơ quan quản lý, rất cần sự chung tay, góp sức của cộng đồng để bảo vệ nguồn tài nguyên nước, tăng cường khả năng chống chịu với các hiện tượng thời tiết cực đoan, giảm thiểu mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra.

Trao đổi với báo chí Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môt Trường , ông Võ Tuấn Nhân cho rằng, mỗi cá nhân cần chung tay, góp sức bảo vệ nguồn tài nguyên nước nước thông qua sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên nước trong sinh hoạt hàng ngày và trong hoạt động sản xuất; Bảo vệ môi trường thiên nhiên, lấy các giải pháp từ tự nhiên để phục hồi, bảo tồn tài nguyên nước, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, suy thoái chất lượng nước; Chủ động với mọi biến động của thời tiết khí hậu, tăng cường khả năng chống chịu với các hiện tượng thời tiết cực đoan để giảm thiểu tới mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra.

“Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ không ngừng đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về môi trường, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu; nâng cao hiệu quả công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai liên quan đến khí hậu và tài nguyên nước gây ra với các giải pháp phù hợp về cơ chế, chính sách và các công cụ kinh tế dựa trên thị trường”, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nói.

800 người tham gia Lễ phát động chiến dịch Hãy làm sạch biển 2018

Ngày 24/3, tại bãi biển Cồn Vành, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thái Bình phối hợp với Tỉnh đoàn Thái Bình và UBND huyện Tiền Hải tổ chức lễ phát động chiến dịch “Hãy làm sạch biển” năm 2018 với sự tham gia của gần 800 cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên thanh niên và học sinh.

Bộ đội biên phòng Thái Bình được lựa chọn là đơn vị đại diện cho bộ đội biên phòng các tỉnh phía Bắc phát động điểm ra quân triển khai chiến dịch “Hãy làm sạch biển” năm nay. Đây là hoạt động mang ý nghĩa thiết thực nhằm tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng, giữ gìn cảnh quan biển xanh - sạch - đẹp. Đồng thời, tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần làm sạch môi trường biển, huy động sự tham gia đông đảo, đưa hoạt động “Hãy làm sạch biển” trở thành hoạt động tình nguyện thường xuyên của cán bộ, chiến sĩ và đoàn viên thanh niên trên địa bàn biên giới biển, đảo.

Ông Phạm Văn Xuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho biết: "Từ nhiều năm nay, cấp ủy chính quyền luôn làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm của người dân sống ven biển. Bên cạnh đó là tập trung bằng nguồn vốn đầu tư, phát triển hệ thống rừng phòng hộ và rừng đặc dụng tại ven biển Thái Bình, phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường. Ngoài ra là đã có chế tài mạnh mẽ xử phạt những hành vi xâm phạm rừng ngập mặn và ảnh hưởng đến môi trường".

th2.jpg
Cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng và học sinh tham gia nhặt rác tại bãi biển Cồn Vành. Ảnh (VOV.vn)

 

Nhân dịp này, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng đã trao tặng 10 suất quà (mỗi suất trị giá 500.000 đồng) cho các gia đình ngư dân có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực biên giới biển và tặng 100 áo phao, 100 cờ tổ quốc cho bà con ngư dân của huyện Tiền Hải- tỉnh Thái Bình.

Sau lễ phát động, đến nay đã có trên 20.000 cán bộ chiến sĩ bộ đội biên phòng các địa phương ven biển phối hợp với các tỉnh, thành đoàn đồng loạt ra quân chiến dịch trong Tháng Thanh niên. Các đơn vị bộ đội biên phòng cũng đã tổ chức ký cam kết giữa ngư dân, doanh nghiệp trên địa bàn ven biển với đồn biên phòng và chính quyền địa phương về bảo vệ môi trường biển./.

Sự cố  chảy chất thải quặng ra sông Bồng Miêu

Theo thống kê, Hơn 80% người dân ở khu vực trung tâm thị trấn Tiên Kỳ (huyện Tiên Phước) sử dụng nguồn nước sạch được cung cấp bởi Nhà máy nước Tiên Phước, do Công ty CP Môi trường đô thị Quảng Nam quản lý, vận hành. Từ ngày 25.2 đến nay, nguồn nước sông Tiên đột nhiên đổi màu, dòng sông trở nên đục ngầu. Cho đến khi xảy ra sự cố chảy chất thải quặng ra sông Bồng Miêu (xã Tam Lãnh, Phú Ninh), người dân Tiên Kỳ càng lo lắng hơn.

Vấn đề nêu trên, ông Nguyễn Tuệ - Đội trưởng Đội môi trường đô thị Tiên Phước (thuộc Công ty CP Môi trường đô thị Quảng Nam) cho rằng, đơn vị đang quản lý, vận hành Nhà máy nước Tiên Phước bình thường. Hiện nay, có 380 hộ dân và 22 cơ quan, trường học đang sử dụng nước của nhà máy cung cấp. Theo số hóa đơn thanh toán thực tế trong tháng 2.2018 thì chỉ có 115 hóa đơn sử dụng nước. Điều đó cho thấy người dân lo lắng và ít sử dụng nước hơn. Theo ông Tuệ, Nhà máy nước Tiên Phước vừa được đầu tư mới và đưa vào sử dụng hệ thống xử lý nước có công nghệ lắng bằng LAMEN tiên tiến, nâng công suất từ 1.500m3 nước/ngày đêm lên 5.000m3 nước/ngày đêm. Trong khi đó, công suất sử dụng nước mỗi ngày đêm chưa tới 400m3 nên việc lọc rửa, lắng lọc được thực hiện rất thận trọng, kỹ càng.

1521816646-23-3-12.jpg
Nhà máy nước Tiên Phước khẳng định hiện chất lượng nước đầu ra sau khi được xử lý đều đảm bảo các chỉ số. Ảnh (Báo Quảng Nam)

 

Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Môi trường đô thị Quảng Nam cho biết: “Theo quy định thì 6 tháng chúng tôi quan trắc một lần nguồn nước đầu vào được bơm từ sông Tiên, lần mới nhất là tháng 12.2017 các chỉ tiêu đều đảm bảo. Chất lượng nguồn nước đầu ra trước khi cung ứng cho dân được kiểm định mỗi tuần 1 lần, các chỉ số đều an toàn.

Nhưng chúng tôi cũng kiến nghị các cơ quan chức năng cần vào cuộc đảm bảo nguồn nước mặt sông Tiên, xử lý triệt để nạn khai thác vàng từ đầu nguồn thì nguồn nước sông mới an toàn được. Người dân có thể yên tâm vì nếu nguồn nước ô nhiễm, nước không đảm bảo các chỉ số an toàn chúng tôi sẽ ngừng cung cấp nước để xử lý”.

Khi xảy ra sự cố từ dòng sông đầu nguồn của sông Tiên, UBND huyện Tiên Phước đã có báo cáo gửi UBND tỉnh, Sở Tài nguyên & Môi trường về tình hình ô nhiễm trên sông Tiên. UBND huyện Tiên Phước đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc & phân tích môi trường (Sở Tài nguyên & môi trường) lấy mẫu nước để kiểm định. Ông Đoàn Văn Công - Trưởng phòng Tài nguyên & môi trường huyện Tiên Phước cho biết: “Các mẫu nước được lấy ở trên sông Quế Phương (xã Tiên Lập) và sông Tiên (chảy qua Tiên Kỳ). Đến nay vẫn chưa có kết quả chính thức.

Nhưng chúng tôi đã khuyến nghị các xã cảnh báo đến nhân dân ở khu vực các dòng sông chảy qua có dấu hiệu đỏ dòng, ô nhiễm thì không nên lấy nước tưới cây cối hay cho gia súc, gia cầm uống, tuyệt đối không dùng nước cho sinh hoạt. Riêng đối với Nhà máy nước Tiên Phước thì huyện cũng đã làm việc với nhà máy, chúng tôi cũng đã lấy mẫu nước đầu ra để gửi đi kiểm định. Khi có kết quả sẽ có thông tin để người dân yên tâm”.

 

P.V (tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top